Chính thức không quy định thời hạn sở hữu nhà chung cư
Chính thức không quy định thời hạn sở hữu nhà chung cư
Sáng nay (27/11), tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV đã chính thức thông qua Luật Nhà ở sửa đổi và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025. Đáng chú ý, Luật sửa đổi không quy định thời hạn sở hữu, chỉ quy định thời hạn sử dụng nhà chung cư trên cơ sở kế thừa Luật Nhà ở hiện hành. Quy định thời hạn sử dụng nhà chung cư Về quy định, thời hạn sử dụng nhà chung cư (Điều 58), Luật Nhà ở vừa thông qua quy định, thời hạn sử dụng nhà chung cư được xác định theo hồ sơ thiết kế và thời gian sử dụng thực tế nhà chung cư theo kết luận kiểm định của cơ quan có thẩm quyền. Thời hạn sử dụng nhà chung cư theo hồ sơ thiết kế phải được ghi rõ trong văn bản thẩm định của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về xây dựng.   Luật Nhà ở sửa đổi không quy định thời hạn sở hữu, chỉ quy định thời hạn sử dụng nhà chung cư (Ảnh minh họa: Trần Kháng).   Thời hạn sử dụng nhà chung cư được tính từ khi nghiệm thu nhà chung cư đưa vào sử dụng theo quy định của pháp luật về xây dựng. Khi nhà chung cư hết thời hạn sử dụng theo hồ sơ thiết kế quy định tại khoản 1 Điều này hoặc chưa hết thời hạn sử dụng theo hồ sơ thiết kế nhưng bị hư hỏng, có nguy cơ sập đổ, không bảo đảm an toàn cho chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư thì UBND cấp tỉnh phải chỉ đạo thực hiện việc kiểm định, đánh giá chất lượng công trình nhà chung cư theo quy định tại Điều 61 của Luật này. Việc công bố nhà chung cư hết thời hạn sử dụng được thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về xây dựng. Trường hợp nhà chung cư thuộc trường hợp phải phá dỡ Tại Điều 59 Luật Nhà ở sửa đổi, nhà chung cư thuộc trường hợp phải phá dỡ theo quy định tại khoản 2 Điều này bao gồm: Nhà chung cư đã hết thời hạn sử dụng theo quy định tại Điều 58 của Luật này và thuộc trường hợp phải phá dỡ; Nhà chung cư chưa hết thời hạn sử dụng theo quy định tại Điều 58 của Luật này nhưng thuộc trường hợp phải phá dỡ. Ngoài ra, các trường hợp phá dỡ nhà chung cư bao gồm: Nhà chung cư bị hư hỏng do cháy, nổ không còn đủ điều kiện bảo đảm an toàn để tiếp tục sử dụng; Nhà chung cư bị hư hỏng do thiên tai, địch họa không còn đủ điều kiện bảo đảm an toàn để tiếp tục sử dụng; Nhà chung cư có các kết cấu chịu lực chính của công trình xuất hiện tình trạng nguy hiểm tổng thể, có nguy cơ sập đổ, không đáp ứng điều kiện tiếp tục sử dụng, cần phải di dời khẩn cấp chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư; Nhà chung cư bị hư hỏng nặng, xuất hiện tình trạng nguy hiểm cục bộ kết cấu chịu lực chính của công trình và có một trong các yếu tố như: hệ thống hạ tầng kỹ thuật phòng cháy, chữa cháy; cấp nước, thoát nước, xử lý nước thải; cấp điện, giao thông nội bộ không đáp ứng yêu cầu của quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành hoặc có nguy cơ mất an toàn trong vận hành, khai thác, sử dụng cần phải phá dỡ để bảo đảm an toàn cho chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư và yêu cầu về cải tạo, chỉnh trang đô thị; Nhà chung cư bị hư hỏng một trong các kết cấu chính của công trình sau đây: móng, cột, tường, dầm, xà không đáp ứng yêu cầu sử dụng bình thường mà chưa thuộc trường hợp phải phá dỡ theo quy định tại điểm c, điểm d khoản này nhưng thuộc khu vực phải thực hiện cải tạo, xây dựng đồng bộ với nhà chung cư thuộc trường hợp phải phá dỡ quy định tại khoản này theo quy hoạch xây dựng đã được phê duyệt. Nguồn: Dân Trí
Chủ đầu tư tự ý nâng tầng, cư dân mua nhà KĐT Yên Hoà 15 năm không được cấp sổ
Chủ đầu tư tự ý nâng tầng, cư dân mua nhà KĐT Yên Hoà 15 năm không được cấp sổ
Chủ đầu tư tự ý nâng tầng chung cư UBND TP Hà Nội vừa có báo cáo trả lời kiến nghị cử tri trước kỳ họp thứ 12 HĐND thành phố. Theo báo cáo của cử tri, tại chung cư G4, phường Trung Hoà, quận Cầu Giấy, các hộ dân đã nhận bàn giao căn hộ từ năm 2008, đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính và đầy đủ điều kiện pháp lý theo hợp đồng mua nhà với chủ đầu tư. Tuy nhiên, đến nay mới chỉ có 33/132 căn hộ được cấp giấy chứng nhận, còn lại vẫn chưa có giấy chứng nhận. Do đó, cử tri đề nghị thành phố chỉ đạo giải quyết dứt điểm vấn đề này, Trả lời kiến nghị của cử tri, Hà Nội cho biết, năm 2014, Sở Tài nguyên và Môi trường đã thẩm định hồ sơ pháp lý tại các toà chung cư F4, F5, G3CD, G4 khu đô thị Yên Hoà, quận Cầu Giấy do CTCP Xây dựng Dân dụng, nay là CTCP Xây dựng Dân dụng Hà Nội (HCCI, mã chứng khoán: XDH) làm chủ đầu tư tiến hành song song cấp giấy chứng nhận cho người mua nhà theo quy định . Quá trình thực hiện dự án chung cư G4 tại khu đô thị Yên Hoà (Cầu Giấy), chủ đầu tư là CTCP Xây dựng Dân dụng Hà Nội (HCCI) tự ý nâng tầng cao từ 9 lên 12 tầng nhưng chưa được UBND TP Hà Nội phê duyệt chấp thuận điều chỉnh. Dự án chung cư G4 trong quá trình thực hiện có sự điều chỉnh quy mô từ 9 tầng lên thành 12 tầng với 2 đơn nguyên, tổng cộng 132 căn hộ. Việc điều chỉnh này dẫn đến thay đổi thiết kế so với phê duyệt ban đầu, nhưng chưa được UBND TP Hà Nội phê duyệt chấp thuận điều chỉnh . Đến tháng 12/2015, Thanh tra TP Hà Nội đã có kết luận thanh tra dự án khu đô thị mới Yên Hoà, phường Yên Hoà, quận Cầu Giấy do HCCI làm chủ đầu tư, trong đó xác nhận có những tồn tại cần khắc phục tại chung cư G4. Văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội sau đó đã có văn bản đề nghị chủ đầu tư khẩn trương bổ sung hồ sơ, tài liệu làm căn cứ xác định việc chấp hành khắc phục các tồn tại nói trên, chấp hành nghĩa vụ tài chính phát sinh từ việc điều chỉnh thiết kế, tuy nhiên đến nay vẫn chưa có phản hồi. Năm 2019, Sở TNMT tiếp tục có văn bản đề nghị HCCI hoàn thiện các thủ tục về xây dựng, đất đai, nghĩa vụ tài chính tại khu đô thị mới Yên Hoà. Văn bản cho biết, trong thời gian chờ chủ đầu tư hoàn thiện các thủ tục trên, văn phòng đăng ký đất đai tạm dừng tiếp nhận hồ sơ cấp giấy chứng nhận. Sau khi chủ đầu tư hoàn thành, Sở sẽ thực hiện cấp ngay giấy chứng nhận cho người mua nhà. Tuy nhiên, đến nay HCCI vẫn chưa có báo cáo đầy đủ về việc khắc phục các nội dung trên. Văn phòng đăng ký đất đai đã tổng hợp và đưa dự án này vào danh sách cần tháo gỡ báo cáo UBND thành phố.   Cư dân chờ đợi sổ hồng trong mòn mỏi Liên quan đến dự án chung cư G4 Khu đô thị Yên Hòa, năm 2003 chủ đầu tư đã xin điều chỉnh quy hoạch dự án từ 9 tầng lên 12 tầng. Thời điểm ấy, mặc dù đã có văn bản chấp thuận từ một số sở ban ngành, nhưng văn bản chấp thuận cuối cùng của UBND TP Hà Nội thì chưa được thông qua. Do đó, Phòng Đăng ký đất đai Hà Nội đã thông báo tới cư dân việc tạm dừng tiếp nhận hồ sơ cho đến khi chủ đầu tư hoàn thành thủ tục trên. Trong khi đó, phía Đại diện chủ đầu tư là HCCI từng cho biết, đây là dự án xây dựng nhà ở chính sách cho cán bộ chiến sĩ thuộc Công an TP Hà Nội, bán theo giá suất đầu tư, không có lợi nhuận nên việc nâng tầng chỉ nhằm mục đích có thêm căn hộ bán cho cán bộ. Sau đó, công ty đã hoàn thành các nghĩa vụ tài chính liên quan tới dự án, nhưng do việc thiếu văn bản chấp thuận của UBND TP Hà Nội năm 2003 nên chưa biết tháo gỡ cách nào. Mặc dù được bàn giao cho cư dân từ năm 2008 nhưng đến nay họ vẫn chưa nhận được sổ hồng do chủ đầu tư tự ý nâng tầng chung cư. Trao đổi với Tiền Phong , nhiều cư dân cho biết, tòa chung cư này được bàn giao cho cư dân từ năm 2008 tuy nhiên đã 15 năm trôi qua họ vẫn chưa nhận được sổ hồng mặc dù lỗi không phải do họ. Do đó, người dân vô cùng mong chờ phía chủ đầu tư hợp tác với UBND TP Hà Nội để sớm tìm cách tháo gỡ vướng mắc để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người mua nhà. Bởi lẽ việc nhà không có sổ đỏ trong thời gian dài khiến các cư dân gặp rất nhiều khó khăn, bất tiện trong việc làm thủ tục cho con cái đi học, muốn làm hồ sơ vay ngân hàng hay thậm chí bán nhà cũng không thực hiện được vì chưa có sổ hồng… Theo: tiền phong 
Khi nào Tân Hoàng Minh trả lại hơn 8.600 tỉ đồng cho các nhà đầu tư?
Khi nào Tân Hoàng Minh trả lại hơn 8.600 tỉ đồng cho các nhà đầu tư?
Như Báo Người Lao Động đã thông tin, Viện Kiểm sát nhân dân (VKSND) Tối cao vừa truy tố Đỗ Anh Dũng (SN 1961), Chủ tịch Công ty Tân Hoàng Minh; Đỗ Hoàng Việt (SN 1994, con trai ông Dũng) và 13 đồng phạm về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản". Bị can Đỗ Anh Dũng (bìa trái) cùng các bị can khác trong vụ án. Ảnh: Bộ Công an Theo cáo buộc, các bị can "chạy dòng tiền", để 3 công ty con thuộc Công ty Tân Hoàng Minh tiến hành bán trái phiếu riêng lẻ gồm: Công ty Ngôi Sao Việt; Công ty Soleil và Công ty Cung Điện Mùa Đông. Sau đó, các công ty này mở 9 đợt chào bán trái phiếu riêng lẻ, tổng trị giá hơn 10.000 tỉ đồng. Qua đây, Đỗ Anh Dũng và đồng phạm huy động được gần 14.000 tỉ đồng. Số tiền huy động được, bị can Dũng và đồng phạm chi tiêu vào việc khác nhau, gồm "lấy của người sau trả cho người trước" hơn 5.165 tỉ đồng; trả nợ ngân hàng SHB hơn 1.818 tỉ đồng; trả tiền mua cổ phần, dự án hơn 4.568 tỉ đồng; chi tiêu cá nhân của Đỗ Anh Dũng hơn 801 tỉ đồng… Cơ quan tố tụng cáo buộc 15 bị can trong vụ án chiếm đoạt 8.643 tỉ đồng. Trong quá trình điều tra đến nay, công an thu hồi tổng cộng gần 8.645 tỉ đồng, khắc phục toàn bộ hậu quả vụ án, bảo đảm thi hành án, hoàn trả cho bị hại. Trong quá trình phát hành trái phiếu, nhóm doanh nghiệp nghiệp Ngôi Sao Việt, Soleil, Cung Điện Mùa Đông đã ký các hợp đồng cung cấp dịch vụ quản lý tài sản đảm bảo với các ngân hàng Viettinbank Chi nhánh Tây Thăng Long, SHB trung tâm kinh doanh và Vietcombank Chi nhánh Thanh Xuân. Theo đó, Ngân hàng Vietinbank Chi nhánh Tây Thăng Long cung cấp dịch vụ quản lý tài sản cho 4 gói trái phiếu của 3 công ty nêu trên với số tiền hơn 6.000 tỉ đồng. Riêng 2 gói trái phiếu 400 tỉ đồng nhà băng này chỉ cung cấp dịch vụ quản lý tài sản, không quản lý tài sản đảm bảo trái phiếu. Đối với SHB, trung tâm kinh doanh cung cấp dịch vụ quản lý tài sản trái phiếu và quản lý tài sản đảm bảo với 2 gói trái phiếu 1.600 tỉ đồng. Tại Vietcombank Chi nhánh Thanh Xuân đã cung cấp dịch vụ quản lý tài sản trái phiếu cho Công ty Cung điện Mùa Đông 1.900 tỉ đồng   Theo quy định của Nghị định 153/2020 và các điều khoản của hợp đồng quản lý tài khoản, thì các tài khoản trái phiếu không phải là tài khoản phong tỏa, khi tổ chức phát hành muốn rút tiền ra khỏi tài khoản trái phiếu phải có văn bản đề nghị rút vốn, để ngân hàng giám sát việc sử dụng tiền theo đúng mục đích phát hành trái phiếu.  Tuy nhiên, Nghị định 153/2020 và văn bản nội bộ của các ngân hàng không có quy định, hướng dẫn thủ tục, quy trình quản lý tài sản đảm bảo, quản lý tài khoản trái phiếu; kết quả điều tra không có tài liệu xác định các ngân hàng này có dấu hiệu thông đồng, thoả thuận đối với các tổ chức phát hành để phát hành trái phiếu, chiếm đoạt tiền của nhà đầu tư. Do vậy, không có căn cứ để xem xét trách nhiệm hình sự, song cần kiến nghị bổ sung quy định để nâng cao vai trò, gắn trách nhiệm của các ngân hàng thương mại trong giám sát, quản lý tài khoản và quản lý tài sản đảm bảo chặt chẽ, phòng ngừa tội phạm, vi phạm pháp luật trong việc phát hành trái phiếu. Theo cáo trạng, trong giai đoạn điều tra vụ án, công an đã thu hồi khoản tiền hơn 1.818 tỉ đồng tại SHB; Công ty CP Bình Minh Group hơn 1.050 tỉ đồng; Vietinbank Chi nhánh Tây Thăng Long gần 12 tỉ đồng; Ngân hàng Agribank hơn 157 tỉ đồng… một cá nhân nộp lại hơn 4.017 tỉ đồng. Tại buổi họp báo Bộ Công an vào đầu tháng 10, Thiếu tướng Nguyễn Văn Thành, Phó cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế (C03, Bộ Công an), cho biết hơn 8.645 tỉ đồng đã thu hồi là vật chứng trong vụ án. Qua đó, khi đưa ra xét xử Tòa án tuyên Tân Hoàng Minh lừa đảo tài sản thì các bị hại có thể nhận tiền sau đó. Theo: Người lao động 
NVL muốn điều chỉnh kế hoạch phát hành gần 3 tỷ cổ phiếu
NVL muốn điều chỉnh kế hoạch phát hành gần 3 tỷ cổ phiếu
Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (Tập đoàn Novaland, mã cổ phiếu NVL - sàn HoSE) vừa thông báo, vào ngày 30/11 tới đây, sẽ chốt danh sách cổ đông để lấy ý kiến bằng văn bản về việc: (1) điều chỉnh phương án phát hành cổ phiếu riêng lẻ và cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu; (2) điều chỉnh phương án phát hành cổ phiếu cho người lao động (ESOP) được thông qua trước đó; và (3) thông qua thoả thuận khung về việc bồi hoàn cho bên bảo đảm. Tuy nhiên, nội dung chi tiết của các vấn đề trên chưa được Tập đoàn Novaland công bố. Liên quan đến việc phát hành thêm cổ phiếu NVL, hồi tháng 3/2023, cổ đông Tập đoàn Novaland đã thông qua kế hoạch phát hành hơn 975 triệu cổ phiếu riêng lẻ với giá không thấp hơn 10.000 đồng/cổ phiếu cho nhà đầu tư chiến lược và nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp. Số tiền tối đa dự kiến thu về được là không dưới 9.750 tỷ đồng. Tập đoàn Novaland cho biết, số tiền huy động được sẽ dùng để góp thêm vốn vào công ty con để tái cơ cấu nợ và thanh toán các khoản nợ phải trả đến hạn; thực hiện các dự án mà công ty con là chủ đầu tư; thanh toán các khoản thuế và phải nộp Nhà nước của công ty con và bổ sung vốn lưu động. Đồng thời, Tập đoàn Novaland sẽ chào bán thêm 1,95 tỷ cổ phiếu NVL cho cổ đông hiện hữu theo tỷ lệ thực hiện là 1:1, tương ứng cổ đông sở hữu 01 cổ phiếu NVL sẽ có quyền mua 01 cổ phiếu mới, với giá bán không thấp hơn 10.000 đồng/cổ phiếu. Số tiền tối đa dự kiến thu về được là không dưới 19.500 tỷ đồng. Mục đích phát hành là nhằm huy động vốn để Tập đoàn Novaland tái cơ cấu nợ và thanh toán các khoản nợ đến hạn, thanh toán chi phí lương cho cán bộ nhân viên; thanh toán chi phí vận hành chung và thực hiện các dự án do Tập đoàn Novaland làm chủ đầu tư. Thời gian thực hiện 2 phương án trên đều trong năm 2023 hoặc theo quyết định của Hội đồng quản trị Tập đoàn Novaland sau khi được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thông qua kế hoạch chào bán. Ngoài ra, Tập đoàn Novaland còn dự kiến phát hành cổ phiếu NVL theo chương trình lựa chọn cho người lao động năm 2023 (ESOP), số lượng tối đa 1,5% số cổ phần đang lưu hành của tập đoàn tại thời điểm phát hành với giá không thấp hơn 10.000 đồng/cổ phiếu. Đối tượng được quyền mua theo chương trình ESOP là thành viên HĐQT và người lao động theo danh sách được HĐQT phê duyệt. Thời gian thực hiện là đến hết năm 2024 hoặc thời hạn khác theo quyết định của HĐQT. Như vậy, nếu thực hiện toàn bộ các phương án phát hành thêm cổ phiếu NVL như trên thì vốn điều lệ của Tập đoàn Novaland sẽ tăng thêm hơn 29.540 tỷ đồng, lên mức hơn 49.000 tỷ đồng. Qua đó, trở thành doanh nghiệp bất động sản niêm yết có vốn điều lệ lớn nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Trong một diễn biến liên quan, Sở Xây Dựng tỉnh Đồng Nai vừa công bố loạt văn bản thông báo về điều kiện của bất động sản hình thành trong tương lai đối với các sản phẩm bất động sản thuộc “siêu” dự án Khu đô thị Aqua City của Tập đoàn Novaland. Theo đó, tính từ đầu tháng 8/2023 đến nay, đã có tổng cộng 752 căn nhà thấp tầng thuộc một phần khu I và khu V của dự án Aqua City được công nhận đủ điều kiện bất động sản hình thành trong tương lai và được đưa vào kinh doanh. Đây được xem là những động thái pháp lý tích cực, tạo điều kiện cho Tập đoàn Novaland tái khởi động phát triển dự án này và đưa vào kinh doanh. Quỳnh Trang Nguồn: Fireant
Shark Tuệ Lâm bị "đào" ảnh thời thi Duyên dáng Việt Nam với tên Tươi, nhan sắc khó nhận ra
Shark Tuệ Lâm bị "đào" ảnh thời thi Duyên dáng Việt Nam với tên Tươi, nhan sắc khó nhận ra
Shark Tank mùa 6 đã phát sóng được hơn 2 tháng, những nhân vật ngồi trên hàng ghế nóng vẫn nhận được sự quan tâm lớn từ CĐM. Trong đó, "nữ cá mập" duy nhất của chương trình - Lê Hàn Tuệ Lâm trở thành cái tên hút sóng hơn cả, đặc biệt là trong những ngày gần đây.    Sở hữu nhan sắc cùng chuỗi thành tích nổi bật, Shark Tuệ Lâm được xem như "thỏi nam châm" hút view cho chương trình. Tuy nhiên, người đẹp phải khóa trang cá nhân và thậm chí đã có hẳn group anti gần đây vì lùm xùm tên riêng và trình độ học vấn Một trong 3 người Việt được Forbes vinh danh trong danh sách 30 Under 30 năm 2021 luôn xuất hiện trên sóng chương trình với diện mạo chỉn chu. Tuệ Lâm có tên thật là Hồng Tươi. Vì lí do cá nhân nên cô đã đổi tên song nữ doanh nhân lại gặp lao đao về điều này. Tuy vậy, khi nhắc đến nữ doanh nhân, nhiều người ngợi khen gương mặt xinh đẹp cùng phong cách thời trang nhẹ nhàng mang vẻ đẹp tri thức. Ở tuổi 30, diện mạo của Shark Tuệ Lâm cuốn hút không phải vì hàng hiệu hay style làm đẹp kiểu quý tộc mà gây dấu ấn với nét tự nhiên. Chính vì vậy, Tuệ Lâm được mệnh danh là ''nàng thơ của giới đầu tư''. Giữa tâm bão scandal buộc phải đóng trang cá nhân, một câu hỏi được nhiều người quan tâm chính là Tuệ Lâm năm xưa - khi chưa là nhân vật "máu mặt" trong giới đầu tư trông ra sao? Một điều hiếm ai biết chính là cô nàng năm xưa khi còn là sinh viên năm 2 của ĐH Ngoại Thương đã từng đăng ký dự thi Du lịch Duyên dáng Việt Nam. Thời bấy giờ, Tuệ Lâm còn giữ nguyên tên gốc trên giấy khai sinh là Lê Thị Hồng Tươi. Nhìn vào tấm hình đăng ký dự thi có thể thấy, dù cô không sở hữu chiều cao chuẩn mẫu nhưng vẫn rất năng nổ và tự tin trong chuyện tham gia sân chơi nhan sắc. Cô sinh viên năm 2 ngày ấy sở hữu nước da trắng ngần, vóc dáng nhỏ nhắn và 1 mái tóc rất dày. Tuệ Lâm thời "chân ướt chân ráo" tìm việc làm có phong cách có vẻ chững chạc với đầm công sở. Cô tối giản với kiểu làm đẹp rẽ tóc ngôi lệch và trang điểm nhẹ nhàng. Khi còn là thực tập sinh cho các bên, Tuệ Lâm không quá nổi bật về vẻ ngoại hình.  Song nếu để ý, có thể nhận ra, cô vẫn rất trau chuốt cho bản thân với các style làm đẹp phổ biến. Đó là đầu tư khoản tóc tai, chọn cho mình kiểu tóc mái phù hợp với gương mặt. Thông thường, so ảnh ngày xưa của giới giàu có, người ta thường nhận ra khác biệt về 1 số đường nét gương mặt nhưng ở Tuệ Lâm, lại không có dấu hiệu "dao kéo" gì. Người đẹp có chăng chỉ để ý chuyện làm đẹp tóc với màu nhuộm cánh gián, tóc uốn xoăn lô theo xu hướng và giữ gìn vóc dáng ở cân nặng phù hợp. Hiện các group anti lập ra đang có nhiều bình luận công kích và chê bai về nhan sắc lẫn học vấn thực sự của người đẹp. Song nếu nhìn nhận ở góc độ khách quan có thể nhận xét, Tuệ Lâm là người phụ nữ đáng khen. Cô tập trung phát triển mặt tri thức nhiều nhưng không bỏ bê việc chăm sóc sức khỏe, sắc đẹp. Minh chứng là nhìn lại những tấm hình chụp xưa cũ, Tuệ Lâm vẫn rất xinh xắn và nhan sắc không bị "lỗi mốt". Nguồn: Kiến Thức 
FPT được vinh danh tại nhiều hạng mục giải thưởng quốc tế ASOCIO 2023
FPT được vinh danh tại nhiều hạng mục giải thưởng quốc tế ASOCIO 2023
Trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh Công nghệ Số Digital Trust Forum (ASOCIO Digital Summit) tại Seoul (Hàn Quốc), Tổ chức Công nghiệp Điện toán Châu Á – Châu Đại Dương (ASOCIO) đã tổ chức lễ trao giải thưởng ASOCIO 2023. Đây là giải thưởng công nghệ thông tin thu hút hàng ngàn tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp xuất sắc tại 24 nền kinh tế tại Châu Á và Châu Đại Dương. Sự kiện thu hút gần 600 đại biểu, lãnh đạo Chính phủ và Doanh nghiệp CNTT trên thế giới. Hàng năm, giải thưởng ASOCIO đánh giá hơn 10.000 hồ sơ tham dự để chọn ra 52 đơn vị từ 9 quốc gia và vùng lãnh thổ của khu vực châu Á - Thái Bình Dương ứng dụng hiệu quả công nghệ vào các lĩnh vực của đời sống, hình thành hệ sinh thái giải pháp chuyển đổi số. Đại diện FPT (thứ hai từ phải sang) cùng các doanh nghiệp xuất sắc Châu Á - Châu Đại dương được vinh danh tại Lễ trao giải ASOCIO 2023. Năm 2023, Công ty FPT Smart Cloud là doanh nghiệp công nghệ duy nhất của Việt Nam được trao giải tại lĩnh vực "Startup Công nghệ xuất sắc" cùng các doanh nghiệp công nghệ hàng đầu của các nước thành viên khu vực như Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Malaysia… FPT Smart Cloud được hội đồng giám khảo đánh giá cao ở các tiêu chí: xây dựng sản phẩm - dịch vụ công nghệ sáng tạo, đột phá và đạt được những thành công ấn tượng, mang lại giá trị cho người dùng, xã hội. FPT Smart Cloud đã xây dựng hệ sinh thái hơn 80 giải pháp AI, Cloud và Data sáng tạo, đa dạng từ hạ tầng tới ứng dụng theo chuẩn quốc tế. Các sản phẩm giải quyết những bài toán khác nhau của doanh nghiệp, giúp tăng tốc chuyển đổi số linh hoạt, chi phí tối ưu và bảo mật nâng cao.  FPT Smart Cloud đồng hành cùng 3000+ khách hàng doanh nghiệp tại 15 quốc gia trên toàn cầu với hơn 200 triệu lượt sử dụng mỗi tháng.  Ông Đoàn Đăng Khoa - Phó Tổng giám đốc FPT Smart Cloud (giữa) tại lễ trao giải. Bên cạnh đó, Hệ thống giáo dục trực tuyến VioEdu (FPT IS) được xướng tên tại hạng mục Giáo dục số (EdTech Award). Hệ thống VioEdu thuyết phục hội đồng thẩm định nhờ những sáng tạo về công nghệ, chất lượng nội dung, sự tăng trưởng. VioEdu hiện có hơn 17 triệu người dùng, (63 triệu lượt học sinh tham gia sân chơi kiến thức, lọt top 8 từ khoá nổi bật nhất năm 2021 trên Google Search,) trở thành một trong những nền tảng Edtech dẫn đầu tại Việt Nam về tốc độ tăng trưởng.  Ông Nguyễn Việt Cường – CTO VioEdu đại diện nhận Giải thưởng EdTech Award 2023. Hệ thống có hơn 10.000 video bài giảng hoạt hình, 1.000.000 học liệu chất lượng bám sát chương trình của Bộ GD&ĐT cùng các sân chơi kiến thức bổ ích. Ứng dụng các công nghệ 4.0 như Trí tuệ nhân tạo (AI), phương pháp Học tập thích ứng (Adaptive Learning), Dữ liệu lớn (Big Data), VioEdu tự động phân tích điểm mạnh điểm yếu, gợi ý lộ trình học giúp học sinh tối ưu thời gian học tập và nhanh chóng tiến bộ. Trước đó, FPT Smart Cloud đã nhận được nhiều giải thưởng: Doanh nghiệp Châu Á duy nhất được Stevie Awards vinh danh tại hạng mục Doanh nghiệp Công nghệ Sáng tạo nhất, Giải Vàng tại giải thưởng Quốc tế IBAs (The International Business Awards) hạng mục Cloud Platform, Giải Vàng "Make in Vietnam" hạng mục Sản phẩm số xuất sắc cho Kinh tế số,.. ASOCIO được thành lập năm 1984 tại Tokyo, Nhật Bản và hiện là tổ chức thương mại quốc tế hoạt động mạnh nhất tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương với 24 hiệp hội – đại diện hơn 10.000 doanh nghiệp đa quốc gia. ASOCIO Award là Giải thưởng công nghệ thông tin uy tín do ASOCIO tổ chức từ năm 2003. Hội đồng thẩm định gồm 15 thành viên là chuyên gia Công nghệ thông tin uy tín tại các nước trong khu vực, ông Brian Shen - Chủ tịch Tổ chức Công nghiệp Điện toán Châu Á – Châu Đại Dương làm chủ tịch.  Trước đó, năm 2013, PGS. TS Trương Gia Bình, Chủ tịch FPT được ASOCIO vinh danh. Tổ chức này cũng vinh danh Công ty Hệ thống thông tin FPT năm 2017, Đại học FPT năm 2018. Năm 2022, ASOCIO trao giải thưởng cho Công ty Base Enterprise và Trường Cao đẳng FPT Polytechnic.
Base.vn ra mắt sản phẩm mới giúp doanh nghiệp kiểm soát tài chính và nâng tầm sức mạnh quản trị
Base.vn ra mắt sản phẩm mới giúp doanh nghiệp kiểm soát tài chính và nâng tầm sức mạnh quản trị
Trong 7 năm qua, Base đã góp phần tăng tốc vận hành, tạo đà tăng trưởng cho hơn 8000 doanh nghiệp với ba bộ sản phẩm chủ chốt: Base Work+ - Quản trị hiệu suất, Base Info+ - Quản trị thông tin và Base HRM+ - Quản trị nhân sự. Mô hình nền tảng SaaS (Software as a Service – phần mềm dịch vụ) với sự chuyên sâu của hơn 50 ứng dụng cộng hưởng với nhau đã giúp Base giải quyết những bài toán hóc búa của vận hành một cách khoa học và hệ thống. Hơn cả một sự kiện công nghệ nơi khách tham dự được trực tiếp trải nghiệm những sản phẩm mới nhất, SaaS Day 2023 sẽ mang đến những lời giải mới cho các bài toán quản trị doanh nghiệp, những tri thức, phương pháp luận mà đội ngũ Base đã dày công nghiên cứu và chắt lọc đưa vào từng ứng dụng của Base. Đây cũng là cơ hội để kết nối 1000+ CEO, C-level, nhân sự cấp cao các doanh nghiệp tại Hà Nội và TP.HCM. Với chủ đề Unlock New Power, tại SaaS Day 2023 lần này, Base sẽ “mở khóa” sức mạnh doanh nghiệp, từ vận hành và làm việc hiệu quả (doing things right) đến nắm bắt trọn vẹn dữ liệu và xác định những chỉ số quan trọng nhằm đưa ra các quyết định quản trị đúng đắn nhất (do right things).     SaaS Day 2023 sẽ diễn ra vào ngày 16/11 tại Hà Nội và 24/11 tại TP. Hồ Chí Minh Nắm bắt và kiểm soát dòng chảy tài chính trong doanh nghiệp  Tiếp nối bộ giải pháp Quản trị Nhân sự toàn diện được ra mắt vào cuối năm 2020, ngày 16/11 và 24/11, Base sẽ chính thức cho ra mắt Base Finance+ - bộ giải pháp Quản trị Tài chính doanh nghiệp, giúp lãnh đạo doanh nghiệp thích nghi và ra quyết định chính xác, vượt qua bối cảnh thị trường đầy biến động. Mặt khác, Base Finance+ là sự kết hợp giữa tổ chức dữ liệu đa chiều để ra quyết định và chia sẻ dữ liệu phù hợp cho các cấp nhân sự, từ tầng quản trị đến tầng kế toán và vận hành, để tận dụng sức mạnh của cả tổ chức.  Bộ sản phẩm hiện có 4 ứng dụng, mỗi ứng dụng tập trung giải quyết một bài toán cụ thể, như lượng hóa kế hoạch bằng con số tài chính (planning & budgeting), làm chủ tình hình tài chính với Dashboards theo thời gian thực (controlling), kiểm soát dữ liệu thu chi tập trung, quản lý tiền mặt tự động, quản lý doanh thu và chi phí… Các ứng dụng được thiết kế dựa trên bức tranh tài chính toàn cảnh của doanh nghiệp, hướng tới mục tiêu giúp chủ doanh nghiệp nắm thông tin tài chính đầy đủ nhất, sớm nhất, để ra quyết định chính xác và kịp thời, đồng thời, bộ máy vận hành thông suốt và mọi nhân sự có thể cùng tham gia vào quy trình quản lý chi phí cho doanh nghiệp.    Bộ sản phẩm Base Finance+ phiên bản cải tiến Đặc biệt, SaaS Day 2023 sẽ có sự đồng hành của đối tác chiến lược Visa - công ty công nghệ thanh toán điện tử hàng đầu thế giới, hiện đang thực hiện xử lý giao dịch thanh toán giữa người tiêu dùng, doanh nghiệp, tổ chức tài chính và cơ quan chính phủ tại hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ. Hợp tác chiến lược giữa Base.vn và Visa nhằm mục tiêu giải quyết các bài toán về quản trị tài chính và thanh toán cho doanh nghiệp. Với kinh nghiệm của Visa trong hỗ trợ số hóa thanh toán B2B, nâng cao trải nghiệm cho doanh nghiệp, hợp tác chiến lược giữa Base và Visa thể hiện cam kết của hai đối tác hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam trong xu hướng số hóa. Nâng tầm sức mạnh quản trị tổ chức Theo nghiên cứu của Tập đoàn Dữ liệu Toàn cầu (IDC), 60% các doanh nghiệp đầu tư vào hệ thống dữ liệu nội bộ trong năm qua đã thúc đẩy quá trình ra quyết định nhanh chóng, nâng cao trải nghiệm nhân viên và cải thiện kết quả kinh doanh. Xu hướng này sẽ nở rộ trong 2030, dẫn đến sự gia tăng lớn về luồng dữ liệu trong hệ sinh thái một số ngành.  Tuy nhiên, một nghiên cứu khác của Dell Technologies cuối năm 2022 từ hơn 40 quốc gia cho biết, sau 2 năm tăng tốc chuyển đổi số, 60% số người khảo sát tại Việt Nam cảm thấy “bị ngộp” bởi những công nghệ phức tạp, đem tới trải nghiệm làm việc không đồng nhất và phân mảnh trên nhiều nền tảng khác nhau. Đặc biệt, nhà quản trị không thể tận dụng trọn vẹn tài nguyên và nắm bắt những điểm nóng phát sinh trong bức tranh tổng thể để ra quyết định dựa trên dữ liệu.  Được xem là bước tiến mới giúp Base mở rộng và hoàn thiện hệ sinh thái giải pháp dành cho doanh nghiệp, Base sẽ đem một sản phẩm hoàn toàn mới chưa từng được ra mắt tới tại sự kiện SaaS Day 2023, không chỉ giúp doanh nghiệp tập trung dữ liệu, thiết kế trải nghiệm làm việc liền mạnh và cá nhân hoá, mà còn giúp nhà lãnh đạo nhìn sâu vào các chỉ số quan trọng nhất và tự tin đưa ra nước đi đúng đắn nhất cho doanh nghiệp của mình.    Các sản phẩm sẽ được ra mắt tại sự kiện thường niên lớn nhất về công nghệ quản trị của Base.vn Đăng ký tham dự sự kiện tại Hà Nội  Đăng ký tham dự sự kiện tại TP. Hồ Chí Minh
'Người mua đất mỏi mòn chờ sổ đỏ': Công ty Bách Đạt An đề nghị khoanh nợ thuế
'Người mua đất mỏi mòn chờ sổ đỏ': Công ty Bách Đạt An đề nghị khoanh nợ thuế
Một góc Dự án khu dân cư An Cư 1 Công ty cổ phần Bách Đạt An. Trước đó, ngày 27/10/2023, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Trí Thanh nhận được đơn kiến nghị số 180/2023 của Công ty cổ phần Bách Đạt An (Công ty Bách Đạt An) về việc, khoanh nợ tiền nợ thuế cưỡng chế và tháo dỡ phong tỏa Giấy phép đăng ký kinh doanh (ĐKKD) của doanh nghiệp. Trong đơn Công ty Bách Đạt An cho biết: “Hiện nay Công ty còn nợ thuế bị cưỡng chế với số tiền hơn 15 tỷ đồng. Trong đó, chi phí giải phóng mặt bằng (GPMB) tạm khoanh vùng không tính tiền nợ thuế là hơn 7,8 tỷ đồng. Đang chờ quyết toán để ghi thu chi tiền GPMB. Số tiền đang bị cưỡng thuế là hơn 7,7 tỷ đồng”. Tuy nhiên, Công ty cho rằng: “Dự án Chợ Điện Dương đã được Công ty Bách Đạt An đầu tư xây dựng hoàn thiện, bàn giao tài sản cho UBND thị xã Điện Bàn khai thác từ ngày 5/12/2017. Giá trị quyết toán chợ Điện Dương đã được các sở ban, ngành, xác nhận là hơn 24,7 tỷ đồng. Số tiền này đã lớn hơn số tiền công ty còn nợ thuế bị cưỡng chế”. Do đó, Công ty Bách Đạt An cho biết sẽ chờ UBND tỉnh Quảng Nam giải quyết hoàn trả tiền chợ Điện Dương cho nhà đầu tư. Công ty đề nghị UBND tỉnh, Cục Thuế tỉnh xem xét khoanh nợ tiền nợ thuế cho doanh nghiệp và tháo dỡ phong tỏa Giấy phép ĐKKD để Công ty tiếp tục hoạt động kinh doanh và hoàn thiện nghĩa vụ chủ đầu tư các dự án. Qua xem xét đơn kiến nghị, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam đã chuyển đơn nêu trên đến Cục Thi hành án dân sự (THADS) tỉnh để kiểm tra, xử lý theo quy định của pháp luật; báo cáo kết quả đến Chủ tịch UBND tỉnh. Trong khi đó, Phòng Đăng ký kinh doanh (Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Nam) cho biết, đơn vị đã có quyết định về việc thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với Công ty Bách Đạt An. Lý do thu hồi là Công ty vi phạm tiền thuế nợ quá 90 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp theo quy định. Trước đó, HĐND tỉnh Quảng Nam đã có Công văn số 81 ngày 11/10/2023 và UBND tỉnh Quảng Nam có Công văn số 7057 ngày 16/10/2023 gửi Cục Thuế Quảng Nam kèm theo đơn đề nghị trả lời tiếp công dân của ông Trần Kim Luyện, địa chỉ 19/4 Nguyễn Lương Bằng, quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng (những người có liên quan quyền lợi đến một số dự án của Công ty Bách Đạt An) hỏi về tiến độ triển khai, thực hiện biện pháp cưỡng chế nợ thuế, kê biên, bán đấu giá tài sản đối với Công ty Bách Đạt An để thu hồi nợ đến ngày 10/10/2023 như thế nào? Cục Thuế Quảng Nam cho biết, ngày 3/10/2023, đã ban hành Công văn số 7360 trả lời cho ông Trần Kim Luyện và ông Lê Huy Quyết về việc cưỡng chế nợ thuế đối với Công ty Bách Đạt An theo kiến nghị tại các buổi tiếp công dân định kỳ.   Cụ thể: Về tài sản là quyền sử dụng đất, bất động sản đăng ký tại TP Đà Nẵng theo phản ánh của công dân, ngày 5/10/2023, Văn phòng Đăng ký đất đai TP Đà Nẵng đã có Công văn số 2249 về việc, trả lời đề nghị của Cục Thuế tỉnh Quảng Nam; đã xác định không tìm thấy thông tin đứng tên sở hữu trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của Công ty Bách Đạt An trên địa bàn TP Đà Nẵng. “Để có cơ sở và đảm bảo điều kiện cưỡng chế tài sản theo quy định của pháp luật đối với các lô đất tại dự án Khu dân cư An Cư 1 đã đăng ký quyền sử dụng đất của Công ty Bách Đạt An, tránh tình trạng có tranh chấp về quyền sử dụng đất khi áp dụng biện pháp kê biên tài sản; ngày 6/10/2023, Cục Thuế Quảng Nam đã ban hành Giấy mời số 7508 mời Giám đốc Công ty Bách Đạt An và các bộ phận pháp chế có liên quan đến làm việc với Cục Thuế vào ngày 11/10/2023. Tuy nhiên, Giám đốc Công ty Bách Đạt An và các bộ phận pháp chế không có mặt để làm việc với Cục Thuế. Hiện nay, Cục Thuế đang tiếp tục thu thập thông tin đủ điều kiện để áp dụng biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên”. Trong khi đó, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Tổng cục THADS và thông báo kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, ngày 20/9/2023, Cục THADS tỉnh Quảng Nam ra quyết định cưỡng chế thi hành án đối với Công ty Bách Đạt An. Cục THADS tỉnh Quảng Nam buộc Công ty Bách Đạt An thực hiện “Hợp đồng đặt cọc và phân phối đất nền” số 107 ngày 10/7/2017; “Hợp đồng môi giới đất nền” số 01/2017 ngày 24/7/2017; “Hợp đồng môi giới đất nền số 14/2017 ngày 14/7/2017 và “Biên bản thỏa thuận” ngày 23/5/2019 giữa Công ty Bách Đạt An và Công ty CP Đầu tư Hoàng Nhất Nam. Thời gian cưỡng chế vào ngày 25/10/2023. Địa điểm cưỡng chế: Khu đô thị Bách Đạt 1, Khu đô thị Hera Complex Riverside, Khu đô thị 7B mở rộng, phường Điện Ngọc, thị xã Điện Bàn. “Nếu đến ngày 25/10/2023 Công ty Bách Đạt An không thực hiện các nội dung nêu trên, cơ quan thi hành án sẽ ra quyết định phạt tiền và ấn định thời gian 5 ngày làm việc để thực hiện nghĩa vụ, hết thời hạn đã ấn định mà Công ty Bách Đạt An không thực hiện nghĩa vụ thi hành án thì Chấp hành viên đề nghị cơ quan có thẩm quyền truy cứu trách nhiệm hình sự về tội không chấp hành án” - trích thông cáo của Cục THADS tỉnh Quảng Nam. Thế nhưng đến nay đã là ngày 8/11/2023, mọi việc vẫn chưa được thực thi đến nơi đến chốn, trong khi đó Công ty Bách Đạt An lại có đơn kiến nghị nêu trên. Trước đó, Báo Đại Đoàn Kết đã có tin, bài phản ánh về việc nhiều người mua đất nền của Công ty Bách Đạt An ở các dự án thuộc thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam hơn 10 năm nhưng chưa nhận được sổ đỏ. Trong đó có bài “Người mua đất mỏi mòn chờ sổ đỏ”. Đây là vụ việc khiếu kiện bất động sản lớn nhất miền Trung, các cơ quan chức năng đã vào cuộc nhưng hiện tại vẫn còn trên 1.000 người chưa nhận được sổ đỏ. Theo: Đại đoàn kết 
Mua đất nhiều năm vẫn không được xây dựng, không được làm sổ đỏ
Mua đất nhiều năm vẫn không được xây dựng, không được làm sổ đỏ
Lấy sổ đỏ của khách hàng làm tài sản thế chấp Hiện nay có một thực tế là người mua nhà, nhất là các căn chung cư để ở nhiều năm rồi nhưng vẫn không được xây dựng, sửa chữa và làm chứng nhận quyền sử dụng đất. Khi họ thắc mắc với chính quyền địa phương sở tại thì được biết địa phương đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay còn gọi là sổ đỏ cho toàn bộ thửa đất đó cho chủ dự án. Thế nhưng, chủ đầu tư đã mang đó sổ đỏ đó làm tài sản thế chấp để tiếp tục vay vốn ngân hàng. Ví dụ như trường hợp tại dự án HDT địa chỉ tại phường Đồng Văn, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. Anh Lê Đức Thuận - người mua nhà tại dự án HDT, thị xã Duy Tiên, Hà Nam cho biết, cách đây 3 năm anh bắt đầu triển khai xây nhà, sau khi hoàn thiện các thủ tục với chủ đầu tư là Công ty TNHH TM và Dịch vụ Xây dựng HDT. Thế nhưng vừa đóng cọc xong phần móng thì chính quyền địa phương yêu cầu dừng lại. Anh Thuận rất ngạc nhiên vì đã nộp toàn bộ số tiền mua đất cho chủ đầu tư cách đây 5 năm. Hiện nay có một thực tế là người mua nhà, nhất là các căn chung cư để ở nhiều năm rồi nhưng vẫn không được xây dựng, sửa chữa và làm chứng nhận quyền sử dụng đất. Người mua nhà tại dự án này cho biết, sau nhiều lần làm việc, chủ đầu tư mới thú nhận, đã thế chấp toàn bộ số sổ của khách hàng cho ngân hàng để vay tiền đầu tư vào dự án khác và hiện chưa cân đối được nguồn tiền để trả nợ ngân hàng. Thậm chí, chủ đầu tư còn thừa nhận, mình đã bán đất khi chưa đủ điều kiện, chưa được các cơ quan có thẩm quyền cho phép, lách luật bằng các hợp đồng góp vốn, hợp đồng đặt cọc và người mua cũng phải chịu rủi ro khi mua bán bằng các hợp đồng này. Về phần mình, đại diện UBND phường Đồng Văn cho biết, hiện dự án vẫn chưa hoàn thành xong cơ sở hạ tầng nên địa phương đang đình chỉ không cho phép xây dựng. Liên quan tới dự án này, lãnh đạo thị trấn Duy Tiên cho biết, hiện dự án vẫn chưa đủ điều kiện để bán hàng. Trong khi đó thì chủ đầu tư đã bán hết từ 5 năm nay, thu gần như hết tiền của người mua nhà trong đó có cả 10 phần trăm thuế giá trị gia tăng và vẫn chưa xuất hóa đơn cho khách hàng. Chủ đầu tư thế chấp dự án đã bán ở các địa phương Tình trạng chủ đầu tư mang đất của dự án đã bán cho người dân để thế chấp ngân hàng là không ít, xảy ra ở nhiều tình thành trên cả nước. Điểm lại một số tin tức trên các báo trong thời gian qua có những chủ đầu tư thậm chí đã bị khởi tố, bắt tạm giam.   Báo Tuổi trẻ đưa tin, Cơ quan Cảnh sát Điều tra Bộ Công an có Công văn đề nghị UBND TP Hồ Chí Minh ngăn chặn việc chuyển dịch các tài sản, dự án liên quan đến Đinh Hồng Hải - Chủ tịch Công ty Tân Hồng Uy, sau khi hàng trăm khách hàng tố cáo ông này đem dự án thế chấp.   Báo Tài nguyên Môi trường đăng tải, dự án chung cư One 18 (Ngọc Lâm, quận Long Biên, TP Hà Nội) chủ đầu tư là Công ty đầu tư và phát triển kinh doanh (IDB) đã thế chấp 79 căn hộ tại dự án cũng cho ngân hàng để lấy số tiền hơn 91 tỷ đồng. Hay theo báo Pháp Luật TP Hồ Chí Minh, 15 nền đất trong dự án khu nhà ở ven sông phường Bình An, quận 2, TP Hồ Chí Minh, các sổ đỏ đã bị chủ đầu tư đem đi thế chấp ngân hàng. Theo thống kê của Sở Tài nguyên và Môi trường TP Hồ Chí Minh, hiện có 60 dự án nhà ở được chủ đầu tư thế chấp cho ngân hàng, trong đó có 41/60 dự án thế chấp từ năm 2016 - 2023 và nhiều dự án thế chấp từ các năm 2008 – 2011. Đến nay chủ đầu tư vẫn chưa giải chấp nên người mua nhà không được cấp giấy chứng nhận. Luật sư Bùi Quang Hưng - Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội. Vậy việc nhiều vụ việc chủ đầu tư mang đất dự án để đi thế chấp ngân hàng và được giải ngân, tức là ngân hàng đã thẩm định dự án xong mới cho vay nhưng vì sao người dân đang sinh sống lại không biết? Theo Luật sư Bùi Quang Hưng - Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội, cơ chế để ngân hàng cho vay với các dự án thì việc thẩm định của các nhân viên ngân hàng phải đến tận nơi để xác định liệu tài sản chủ đầu tư thế chấp có ai chiếm hữu và sử dụng chưa. "Trong trường hợp này nếu các nhân viên ngân hàng đến thấy căn hộ, tòa nhà hay khu đất đã được nhiều người dân sinh sống trên đấy mà vẫn ký hợp đồng cho vay tiền, rõ ràng ngay bản thân nhân viên ngân hàng đã có hàng vi làm trái quy định cấp vốn cho các tổ chức tín dụng. Họ đã cho vay và thẩm định không đúng quy định của pháp luật", Luật sư Bùi Quang Hưng cho hay. Cũng theo Luật sư Bùi Quang Hưng, trong các trường hợp trên nếu tranh chấp xảy ra thì cá nhân các ngân hàng tự chịu trách nhệm về rủi ro pháp lý liên quan tới khoản vay vì đã không thẩm định kỹ. Liên quan đến trách nhiệm của địa phương - nơi có các dự án đang triển khai, Luật sư Bùi Quang Hưng cho rằng nên thay đổi sửa đổi pháp luật hiện nay để tăng trách nhiệm của chính quyền địa phương. "Chúng ta có thể tổ chức sàn giao dịch bất động sản nhà hình thành trong tương lai, chỉ chủ đầu tư đủ điều kiện bán nhà được đăng ký bán trên sàn đó và những căn nhà nào, diện tích đất nào được bán cũng được niêm yết trên đó…", ông Bùi Quang Hưng nói. Với những nhà đầu tư, giờ đã mua nhà rồi, nộp tiền rồi để bảo vệ quyền lợi của mình, theo Luật sư Bùi Quang Hưng cần tiến hành các biện pháp khiếu nại và khi cần thiết cần khởi kiện chủ đầu tư đưa ngân hàng tham gia với tư cách là người liên quan. "Khi vụ việc đưa ra tòa, tôi cho rằng tòa án cần phải tuyên hợp đồng thế chấp của ngân hàng với chủ đầu tư là vô hiệu và người mua nhà vẫn tiếp tục được giải quyết vấn đề cấp sổ đỏ…", Luật sư Bùi Quang Hưng nói. Tích lũy biết bao nhiêu năm để mua mảnh đất, cất ngôi nhà với mong muốn an cư lạc nghiệp thì giờ đây, rất nhiều người dân lại phải ngậm ngùi nhìn tài sản của mình nằm đó, tiền đã giao, hợp đồng đã ký nhưng đất không được xây, nhà không được sửa, sổ hồng sổ đỏ không được cầm tay. Thực tế cho thấy, có những chủ đầu tư đã bị cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an khởi tố, bắt tạm giam để điều tra về hành vi chiếm đoạt tài sản. Những sai phạm này cần phải được làm rõ, được rà soát kỹ lưỡng. Cơ quan chức năng cần phối hợp với các bên có liên quan để xử lý triệt để, đúng người đúng tội, trả lại quyền lợi đáng có cho người dân. Theo: VTV.VN 
Bất ngờ với diễn biến mới của thị trường nhà phố riêng lẻ cuối năm
Bất ngờ với diễn biến mới của thị trường nhà phố riêng lẻ cuối năm
Có hơn 10 năm trong lĩnh vực đầu tư và môi giới nhà phố Tp.HCM, ông Phan Vi đã nhận định về diễn biến của thị trường nhà phố riêng lẻ cuối năm 2023, đầu năm 2024. Theo ông Phan vi, từ đầu năm 2203, nhà phố riêng lẻ có sự phục hồi nhẹ do nhu cầu thực tăng trở lại. Cùng với đó, tâm lý đợi bất động sản xuống giá thêm mới mua vào cũng đã giảm hẳn kể từ quý 3/2023. Phân khúc nhà phố riêng lẻ vốn là sản phẩm đặc thù của thị trường bất động sản, biến động không theo chu kì nhất định nào. Vì thế, loại hình này ít chịu sự ảnh hưởng lớn khi kinh tế khó khăn như các phân khúc khác. Đây là loại hình nhu cầu ở luôn cao hơn nhu cầu đầu tư. Trong bối cảnh hiện nay, việc đầu tư nhà phố cho thuê hoặc sửa sang rồi bán lại đã giảm đáng kể so với trước đây. Một phần lý do là giá đất, vật liệu xây dựng, nội thất tăng, lợi nhuận gộp giảm khiến nhà đầu tư cân nhắc. Trước đây, khá nhiều nhà đầu tư mua một lúc 3-5 căn giá từ 5-7 tỉ đồng thì hiện nay họ chỉ mua 2-3 căn và xoay dòng vốn. Theo ông Vi, sau khoảng thời gian thị trường bị nén cả nguồn cung lẫn sức cầu thì hiện tại, nhà đầu tư đã bung nguồn hàng. Tuy vậy, do sức cầu chưa phục hồi rõ nét nên sau thời gian chờ bán được giá tốt (giá rao – để trả giá) thì nhà đầu tư đã hạ về giá thị trường, hoặc cắt lời để bán nhanh thời điểm cận Tết.       Mặc dù đã qua thời kỳ ngộp sau dịch và lãi suất cao từ ngân hàng nhưng hiện nay quá nhiều sản phẩm nhà phố ra thị trường sau khoảng thời gian im ắng. Điều này cũng khiến nhịp giao dịch của phân khúc này bị chậm lại. Tuy nhiên, theo đánh giá lực đẩy của thị trường cuối năm chính là lãi suất ngân hàng đang tốt, vì thế nhà đầu tư lẫn khách mua ở thực đang tranh thủ kiếm cho mình một bất động sản giá tốt mua để dành hoặc sử dụng vào mục đích riêng. Khi được hỏi, thời điểm cận Tết liệu nhà phố riêng lẻ có bứt tốc?, ông Phan Vi cho rằng, cận tết thường là thời điểm sức mua nhà phố tăng đột biến phục vụ nhu cầu mua nhà đón tết luôn. Tuy vậy, khác với thời điểm trước đây, hiện người mua chỉ “ăn chắc mặc bền” với nhà phố có sổ hồng trao tay. Vì thế, loại hình nhà phố trong dự án sẽ bị ảnh hưởng về thanh khoản trên thị trường thứ cấp. Theo môi giới này, với bối cảnh thị trường hiện nay, nhà phố chỉ tăng nhẹ ở phân khúc giá từ 5 đến dưới 10 tỉ đồng. Việc này sẽ kéo dài và giữ giá thêm 3 năm nữa. Các nhà mặt tiền lớn vẫn giữ giá cũ thậm chí sẽ có đợt giảm mạnh từ các mặt tiền lớn do không cho thuê được cũng như thanh khoản chậm. Nhà đầu tư sẽ có xu hướng bán để xoay dòng vốn vào phân khúc khác hoặc đổi vị trí bất động sản. Vì thế, đây là cơ hội cho người mua ở loại hình này trong bối cảnh giá chưa tăng mạnh. Sau 5 năm giá nhà phố riêng lẻ có thể thiết lập mặt bằng mới. “Hiện thị trường xuất hiện các sản phẩm người bán cắt lời hoặc bán đúng giá, thậm chí thấp hơn giá thị trường. Vì thế, quý 4/2023 đang là thời điểm mua tốt hơn bán . Số lượng giao dịch từ nhà phố đã tăng nhẹ so với đầu năm nhưng hiện các nhà đầu tư lẫn người mua ở thực vẫn cẩn trọng. Vì vậy, từ nay đến cuối năm 2024 phân khúc nhà phố riêng lẻ vẫn diễn biến chậm”, ông Phan Vi nhấn mạnh. Giải thích thêm về việc lãi suất giảm liệu tác động rõ đến sức mua của nhà phố vào cuối năm, ông Phan Vi cho hay, giảm lãi xuất có vẻ vẫn chưa là điểm mạnh để người mua quyết địng xuống tiền, vì thị trường chung chưa ổn định. Nhiều người lo ngại điểm rơi thị trường đứng, không đủ thanh khoản để chi trả lãi dù đã giảm thấp. Nhìn chung, tâm lý người mua đang bị ảnh hưởng bởi bối cảnh kinh tế biến động. Theo: Nhịp sống thị trường   
Công an cảnh báo lừa đảo khi người lạ yêu cầu mang sổ đỏ đi tích hợp VNeID
Công an cảnh báo lừa đảo khi người lạ yêu cầu mang sổ đỏ đi tích hợp VNeID
Theo Công an Hà Nội, thời gian gần đây, Sở Tài nguyên và Môi trường TP Hà Nội ghi nhận nhiều công dân mang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và căn cước công dân… đến trụ sở để làm thủ tục khai báo, tích hợp thông tin vào ứng dụng VNelD sau khi nhận được các cuộc điện thoại yêu cầu từ số máy lạ. Theo đó, các đối tượng đã mạo danh cán bộ Sở Tài nguyên và Môi trường thông qua điện thoại và mạng xã hội để liên hệ với công dân yêu cầu thực hiện các thủ tục liên quan đến Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để lừa đảo chiếm đoạt thông tin cá nhân, tài sản của công dân.   Trước tình hình trên trên, Sở Tài nguyên và Môi trường khẳng định các cuộc gọi, tin nhắn có nội dung yêu cầu công dân thực hiện các thủ tục để cập nhật thông tin căn cước công dân, chuyển đổi số, tích hợp thông tin về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vào ứng dụng VNelD là không chính xác. Hiện nay, Sở Tài nguyên và Môi trường TP Hà Nội chưa có chủ trương yêu cầu công dân thực hiện việc tích hợp thông tin trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vào ứng dụng VNelD. Công An Hà Nội đưa tin, Sở Tài nguyên và Môi trường TP Hà Nội khẳng định chỉ tiếp nhận hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính thông qua các hình thức như: tiếp nhận trực tiếp tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Sở, Văn phòng Đăng ký Đất đai Hà Nội và các Chi nhánh trực thuộc; tiếp nhận qua dịch vụ bưu chính công ích (nơi nhận theo địa chỉ của Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Sở, Văn phòng Đăng ký Đất đai Hà Nội và các Chi nhánh trực thuộc); tiếp nhận trực tuyến thông qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia, Cổng Dịch vụ công thành phố Hà Nội. Qua đây, Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an thành phố Hà Nội đề nghị người dân, tổ chức cảnh giác khi nhận các cuộc gọi điện thoại từ người lạ, tự xưng là cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của Sở Tài nguyên và Môi trường để thông báo, yêu cầu bổ sung, cung cấp thông tin cá nhân qua điện thoại hoặc yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân, đóng các khoản phí, lệ phí không xác định phục vụ Chuyển đổi Số và cấp Giấy chứng nhận. Khi phát hiện các trường hợp có dấu hiệu lừa đảo như trên, nhân dân cần báo ngay cho cơ quan Công an nơi gần nhất. Nguồn: An ninh tiền tệ 
Chủ đầu tư chung cư Scenia Bay Nha Trang tiếp tục bị tố tách đất dự án cắm ngân hàng, không cấp 'sổ hồng' cho dân
Chủ đầu tư chung cư Scenia Bay Nha Trang tiếp tục bị tố tách đất dự án cắm ngân hàng, không cấp 'sổ hồng' cho dân
Tách sổ thế chấp ngân hàng Ngày 8/11, ông Hoàng Bá Thái Bình (Trưởng Ban quản trị chung cư Scenia Bay Nha Trang) cho biết, đã gửi đơn đến cơ quan chức năng tại tỉnh Khánh Hòa, đề nghị can thiệp, xử lý các vi phạm của chủ đầu tư chung cư là Công ty CP Nha Trang Bay, trong đó có việc không cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu căn hộ cho người dân. Công ty CP Nha Trang không chịu làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu căn hộ cho người dân sống tại chung cư Scenia Bay Nha Trang. Ảnh: L.H. Theo ông Bình, từ năm 2017 đến nay, cư dân chung cư Scenia Bay Nha Trang đã ký hợp đồng mua bán căn hộ với Công ty CP Nha Trang Bay có mức giá tương ứng về chất lượng và tiện ích đi kèm của khối phức hợp 5 sao mà chủ đầu tư đã cam kết. Vào tháng 3/2020, người dân đã nộp chi phí để chủ đầu tư làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu căn hộ nhưng hiện chủ đầu tư không thực hiện như cam kết. Đến tháng 5/2020, Văn phòng Đăng ký đất đai Khánh Hòa đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho Công ty CP Nha Trang Bay với diện tích 7.666m2 tại công trình “tổ hợp công trình hỗn hợp khách sạn, dịch vụ và chung cư Nha Trang Bay”. Đúng ra, sau khi chủ đầu tư được cấp “sổ đỏ” thì phải làm thủ tục để cấp giấy chứng nhận sở hữu căn hộ cho cư dân vì hồ sơ và lệ phí đã nộp sẵn cho chủ đầu tư từ tháng 3/2020. Với thửa đất có diện tích 2.581m2 vừa được tách sổ ngày 4/7/2020, chủ đầu tư đã mang thế chấp ngân hàng. Ảnh: L.H. Tuy nhiên, Công ty CP Nha Trang Bay lại đơn phương đề nghị với cơ quan quản lý nhà nước tách từ “sổ tổng” ra thành 2 “sổ đỏ” mà không thông qua ý kiến của người dân. Theo đó, Công ty Cổ phần Nha Trang Bay đã xin tách thành công thành 2 thửa đất có diện tích lần lượt 2.581m2 và 5.084m2. Với thửa đất có diện tích 2.581m2 vừa được tách sổ ngày 4/7/2020, chủ đầu tư lập tức mang đi thế chấp vào ngân hàng cùng ngày hôm đó.   Quyền lợi người dân bị ảnh hưởng   Sau khi tách thửa đất thành công, Công ty CP Nha Trang Bay mới yêu cầu người dân ký phụ lục hợp đồng với nội dung thay đổi thông tin và diện tích thửa đất. Theo người dân sống tại chung cư Scenia Bay Nha Trang , việc chia tách dự án đã làm ảnh hưởng tới quyền sử dụng, quyền sở hữu tài sản là căn hộ chung cư và không đúng như chủ đầu tư đã cam kết. “Chúng tôi đã ký hợp đồng mua bán căn hộ với Công ty CP Nha Trang Bay có mức giá tương ứng về chất lượng và tiện ích đi kèm của khối phức hợp 5 sao mà chủ đầu tư đã cam kết. Tuy nhiên, khi tách thửa đất thì sẽ ảnh hưởng đến phần sở hữu chung của người dân tại sân vườn ngắm cảnh, nhà sinh hoạt cộng đồng, khu vui chơi trẻ em…”, chị N.T.T (cư dân chung cư Scenia Bay Nha Trang) cho hay. Ông Hoàng Lê Lin - Giám đốc Văn phòng đăng ký đất tỉnh Khánh Hòa, cho biết: Vào tháng 4 vừa qua, Văn phòng Đăng ký Đất đai tỉnh Khánh Hòa nhận được văn bản của Công ty CP Nha Trang Bay về việc xin gộp 2 “sổ đỏ” nói trên về lại diện tích ban đầu là 7.666m2. Sau đó, đơn vị đã yêu cầu chủ đầu tư nộp lại 2 “sổ đỏ” để có cơ sở giải quyết. Tuy nhiên, hiện Công ty CP Nha Trang Bay vẫn chưa nộp lại 2 “sổ đỏ” để nhập lại thành tổng với lý do “sổ đỏ” còn nằm trong ngân hàng. Một đồng hồ nước của người dân tại chung cư Scenia Bay Nha Trang bị chủ đầu tư cắt nước. Như Tiền Phong đã thông tin trước đó, Công ty CP Nha Trang Bay còn bị người dân sống tại chung cư Scenia Bay Nha Trang phản ánh bán nước giá cao. Cụ thể, từ năm 2020 đến nay, chủ đầu tư áp mức giá nước bán cho các căn hộ hơn 18 nghìn đồng/m3. Trong khi đó, hợp đồng mua bán nhà giữa chủ đầu tư và khách hàng thể hiện mức giá nước sinh hoạt hơn 8 nghìn đồng/m3. Khi cư dân chung cư phản ứng chủ đầu tư dự án này bán nước giá cao bất thường, chủ đầu tư không phản hồi và liền cho người cắt nước những cư dân chưa đóng tiền nước. Nguồn: Tiền phong 
Hàn Quốc: Lo rủi ro, các doanh nghiệp lớn tăng cường nắm giữ tiền mặt
Hàn Quốc: Lo rủi ro, các doanh nghiệp lớn tăng cường nắm giữ tiền mặt
Các container hàng hóa tại cảng Busan (Hàn Quốc). (Ảnh: AFP/TTXVN) Các doanh nghiệp lớn ở Hàn Quốc đã gia tăng lượng tiền mặt nắm giữ tới gần 27% trong nửa đầu năm 2023 so với một năm trước đó do không muốn đầu tư trong bối cảnh kinh tế bất ổn. Theo dữ liệu từ CEO Score công bố ngày 11/10, tính đến cuối tháng 6/2023, tổng tiền mặt và các khoản tương đương tiền mặt do 278 trong số 500 công ty hàng đầu Hàn Quốc nắm giữ đạt 294.800 tỷ won (219 tỷ USD), tăng 62.200 tỷ won, tương đương 26,8%, so với một năm trước đó. Lượng tiền mặt nắm giữ của các công ty tăng với tốc độ mạnh so với thu nhập giữ lại chỉ tăng 4,7%, tương đương 52.900 tỷ won, lên 1.189.200 tỷ won trong cùng kỳ. Thu nhập giữ lại đề cập đến thu nhập tích lũy được của một công ty sau khi trả thuế và cổ tức. Dự trữ cũng bao gồm thặng dư vốn. Theo giới phân tích, lượng tiền mặt của các doanh nghiệp nắm giữ tăng vọt trong nửa đầu năm có nguyên nhân do các doanh nghiệp lớn vẫn thận trọng về khoản đầu tư mới trong bối cảnh tình trạng bất ổn ngày càng gia tăng xuất phát từ lo ngại suy thoái kinh tế. Công ty điện tử Samsung có vốn hóa lớn nhất nắm giữ lượng tiền mặt lớn nhất với 79.900 tỷ won vào cuối tháng Sáu, tăng 102%, tương đương 40.300 tỷ won, so với một năm trước đó. Samsung chiếm 64,8% tổng lợi nhuận nắm giữ tiền mặt của các công ty này trong thời gian một năm. Nhà sản xuất ôtô hàng đầu của Hàn Quốc Hyundai Motor Co. và bảy công ty khác cũng đang nắm giữ lượng tiền mặt tăng hơn 1.000 tỷ won trong khoảng thời gian nêu trên. Trong đó tiền mặt của Hyundai Motor tăng 29% lên 20.800 tỷ won. Nền kinh tế Hàn Quốc, nền kinh tế lớn thứ tư châu Á, vẫn trong tình trạng trì trệ trong nửa đầu năm do xuất khẩu sụt giảm và nhu cầu trong nước trì trệ./. Khánh Vân (TTXVN/Vietnam+) Fireant 
Kinh tế Mỹ trên đà "hạ cánh mềm"
Kinh tế Mỹ trên đà "hạ cánh mềm"
Trụ sở Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) ở Washington, DC. Ảnh: AFP/TTXVN Theo Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tại Minneapolis, Neel Kashkari, Fed đang trên đà kiểm soát lạm phát mà không đẩy nền kinh tế rơi vào suy thoái. Sau khi tăng lãi suất lên mức cao kỷ lục 22 năm, Fed gần đây đã giảm tốc độ tăng, do cần căn cứ vào các số liệu. Lạm phát giá tiêu dùng giảm mạnh kể từ khi Fed bắt đầu tăng lãi suất từ tháng 3/2022, nhưng vẫn trên mức mục tiêu dài hạn 2%, tiếp tục gây sức ép lên các nhà hoạch định chính sách. Ông Kashkari cho rằng kinh tế Mỹ có cơ sở hạ cánh mềm, với lạm phát được kiểm soát và nền kinh tế tránh được suy thoái. Theo ông Kashkari, lạm phát đã giảm xuống, thị trường việc làm vẫn mạnh, Fed có thể hạ nhiệt lạm phát và tránh được nguy cơ suy thoái sâu của nền kinh tế. Ông Kashkari cũng cùng quan điểm với Chủ tịch Fed tại Dallas, Lorie Logan, với phát biểu cho rằng lãi suất dài hạn ở mức cao sẽ giảm sự cần thiết của việc tăng lãi suất thêm một lần. Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm tăng lên mức cao nhất trong 16 năm khi các nhà giao dịch nhận định lãi suất sẽ phải ở mức cao trong thời gian dài hơn để kiểm soát lạm phát. Lợi suất trái phiếu dài hạn tăng khiến lãi suất vay tiêu dùng tăng, điều có thể cản trở hoạt động kinh tế và giảm tốc độ tăng giá cả./. Nguồn: Fireant 
Doanh nghiệp lại đua nhau bán tài sản, điều gì đang xảy ra?
Doanh nghiệp lại đua nhau bán tài sản, điều gì đang xảy ra?
Khách sạn Hoàng Anh Gia Lai tại Pleiku - Gia Lai Nổi cộm thông tin mới đây được giới đầu tư quan tâm là việc HĐQT Công ty CP Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL, mã chứng khoán: HAG) công bố nghị quyết về nợ trái phiếu cũng như thông qua việc bán tài sản để trả nợ. Theo đó, HAGL sẽ thanh lý Khách sạn Hoàng Anh Gia Lai tại số TP Pleiku tỉnh Gia Lai để thanh toán một phần nợ trái phiếu HAGL năm 2016 tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV). Theo thông tin HAGL công bố gần đây, lũy kế tại thời điểm 30-9-2023, công ty ước tính chậm thanh toán lãi và gốc lũy kế của trái phiếu mã HAGLBOND16.26 lên tới 4.027,59 tỉ đồng. Trước HAGL, Công ty CP Đầu tư LDG (mã chứng khoán LDG) cũng có quyết định về việc tái cơ cấu tài sản, dự án của công ty để trả các khoản nợ trái phiếu, khoản nợ ngân hàng, đảm bảo nguồn tài chính để phát triển dự án. Các dự án mà LDG dự định tái cơ cấu gồm Khu du lịch biển Bãi Bụt – Sơn Trà (Đà Nẵng) và dự án Khu chung cư lô C1 xây dựng tại phường Bình An, TP Dĩ An, Bình Dương và các tài sản, dự án khác thuộc sở hữu của Công ty Đầu tư LDG. Đáng chú ý, dự án Bãi Bụt - Sơn Trà có quy mô đến 29 ha, tổng vốn đầu tư hơn 4.600 tỉ đồng ở vị trí đắc địa và từng được LDG coi là một trong những dự án chiến lược. Theo ông Nguyễn Khánh Hưng, Chủ tịch HĐQT LDG khẳng định thị trường bất động sản khó khăn, việc hợp tác không dễ dàng. Thời gian qua, lãnh đạo công ty cũng phải bán tài sản cá nhân để giữ công ty. Theo báo cáo tài chính soát xét bán niên 2023, LDG đang có khoản nợ quá hạn hơn 56 tỉ đồng gồm 22,55 tỉ đồng lãi trái phiếu của lô trái phiếu LDGH2123002; 33,96 tỉ đồng gốc và lãi vay ngân hàng; và một số các khoản nợ đến hạn hoặc sắp đến hạn. Hay mới đây, Công ty CP Đầu tư Hải Phát (mã chứng khoán: HPX) đã công bố bán lại phần góp vốn của công ty tại Dự án Trung tâm thương mại 1 thuộc dự án Khu dân cư Cồn Tân Lập (TP Nha Trang). Dự án phức hợp này gồm có 3 tầng thương mại, 10 tầng khách sạn và 2 tầng căn hộ… Ngoài ra, Hải Phát cũng có kế hoạch bán sỉ dự án tại Lào Cai, Bắc Giang, Quảng Ninh để xử lý nợ… Báo cáo gần nhất của các công ty chứng khoán cho thấy trong nửa năm 2023 và năm 2024 có khoảng 190.000 tỉ đồng trái phiếu của doanh nghiệp bất động sản phải đáo hạn. Ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS), thừa nhận các doanh nghiệp bất động sản vẫn đang rất khó khăn. Chỉ có 23% doanh nghiệp có thể cầm cự qua hết năm 2023 nếu không có chính sách điều hành vĩ mô nào tác động tích cực cho ngành này. Việc sử dụng đòn bẫy tài tính cao, khi gặp khó khăn thì khó chồng khó, khiến nhiều doanh nghiệp căng thẳng nên phải bán tài sản… Trong báo cáo về ngành bất động sản gần đây, Công ty Chứng khoán VNDirect đánh giá khó khăn lớn nhất của thị trường đã qua, tuy nhiên những thách thức vẫn còn và thị trường kỳ vọng ấm dần lên vào nửa cuối 2024. Theo VNDirect, vấn đề thanh khoản của doanh nghiệp bất động sản vẫn đáng lo ngại khi nhiều doanh nghiệp vẫn chậm trả lãi và gốc trái phiếu do những khó khăn ở các kênh tái cấp vốn, cùng với việc doanh số ký bán giảm mạnh bởi tâm lý thị trường.
Chủ tịch công ty chứng khoán từ chức
Chủ tịch công ty chứng khoán từ chức
CTCP Chứng khoán Funan (PNS) vừa công bố thông tin bà Dương Thị Minh Thảo có đơn xin từ nhiệm chức vụ Chủ tịch HĐQT, vì lý do cá nhân. Bà Thảo được bổ nhiệm Chủ tịch HĐQT từ 2019-2024 vào ngày 28/11/2019. Ngày 23/10, đại hội cổ đông bất thường năm 2023 lần 1 của Funan dự kiến diễn ra theo hình thức trực tuyến, nhằm thông qua việc miễn nhiệm và bầu bổ sung thành viên HĐQT. Danh sách miễn nhiệm ngoài bà Thảo còn có ông Donato Anthony Michael và Boon Xin Nan, Tyrone. Đồng thời, đại hội bầu bổ sung bà Đỗ Thị Anh Minh vào HĐQT. Về kết quả kinh doanh, 6 tháng đầu năm, Funan lãi sau thuế hơn 30 tỷ đồng, cùng kỳ lỗ gần 60 tỷ. Thời gian gần đây, nhiều công ty chứng khoán có biến động nhân sự cấp cao. CTCP Chứng khoán Hòa Bình (HBS) vừa công bố thông tin về việc xin từ nhiệm của ông Trịnh Thanh Giảng, Chủ tịch HĐQT. Ông Giảng cho biết, vì lý do cá nhân nên không đủ thời gian để thực hiện tốt vai trò Chủ tịch HĐQT. Ông Giảng làm Chủ tịch HĐQT của Chứng khoán Hòa Bình nhiệm kỳ 2023-2028, kể từ tháng 10/2022. CTCP Chứng khoán Trí Việt (TVB) công bố thông tin miễn nhiệm chức vụ Tổng giám đốc kiêm người đại diện pháp luật đối với bà Trần Thị Rồng kể từ ngày 8/8. Trước khi rời TVB, bà Rồng đã bán hết 37.500 cổ phiếu TVB ngày 19/7. CTCP Chứng khoán VNDirect (VND) công bố thông tin miễn nhiệm chức danh Chủ tịch HĐQT đối với ông Nguyễn Vũ Long. Ông Long trở lại đảm nhiệm vị trí Tổng Giám đốc. Trong khi đó, bà Phạm Minh Hương, “nữ tướng” của VNDirect thôi giữ chức danh Tổng Giám đốc công ty và quay trở lại ghế Chủ tịch HĐQT. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày 18/9. Tin doanh nghiệp niêm yết Thị trường chứng khoán còn một số sự kiện quan trọng khác của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn. * PNJ: Ngày 20/10, CTCP Vàng bạc đá quý Phú Nhuận chốt giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức đợt 3 năm 2022. Ngày đăng ký cuối cùng là 23/10. Cổ tức sẽ được trả bằng tiền mặt theo tỷ lệ 8%, thanh toán bắt đầu từ ngày 27/10. * DGW: Ngày 16/10 là ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức năm 2022 của CTCP Thế Giới Số, ngày đăng ký cuối cùng là 17/10. Cổ tức sẽ được trả bằng tiền mặt theo tỷ lệ 10%, thanh toán bắt đầu từ ngày 25/10. * VCA: CTCP Thép Vicasa VNSteel công bố doanh thu thuần đạt 390 tỷ đồng trong quý III, lỗ sau thuế 2,7 tỷ đồng. Luỹ kế 9 tháng năm 2023, doanh thu thuần đạt 1.254,3 tỷ đồng, có lãi 3,5 tỷ đồng. * GGG: CTCP Ô tô Giải Phóng công bố BCTC quý III/2023 với khoản lỗ ròng gần 4 tỷ đồng. Lũy kế 9 tháng, GGG đạt doanh thu thuần gần 754 triệu đồng, lỗ gộp 2,5 tỷ đồng. * SBT: CTCP Thành Thành Công - Biên Hòa công bố tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông thường niên niên độ 2022 - 2023 dự kiến diễn ra chiều 26/10. SBT đặt kế hoạch doanh thu thuần hợp nhất 20.622 tỷ đồng. Lãi trước thuế 850 tỷ đồng. Thông tin giao dịch * BCG: Bà Nguyễn Xuân Lan, vợ ông Nguyễn Thanh Hùng, Phó chủ tịch HĐQT CTCP Bamboo Capital đã bán ra 80.000 cổ phiếu trong tổng số 2 triệu đơn vị đăng ký bán từ ngày 7/9-6/10, theo phương thức khớp lệnh. * PSI: SMBC Nikko Securities, cổ đông lớn của CTCP Chứng khoán Dầu khí đã bán toàn bộ hơn 8,91 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 14,9% trong ngày 6/10. * DXG: Nhóm cổ đông lớn do Dragon Capital quản lý tại CTCP Tập đoàn Đất Xanh (DXG – HOSE) đã bán ra 530.000 cổ phiếu trong ngày 5/10. Nhóm này còn nắm hơn 67,07 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 10,99%. * QNS: Ông Võ Thành Đàng, Phó Chủ tịch HĐQT CTCP Đường Quảng Ngãi chỉ mua thành công 295.000 cổ phiếu trên tổng số 1 triệu đơn vị đăng ký trong giai đoạn từ 8/9-6/10, do điều kiện thị trường chưa phù hợp. * HDB: CTCP Chứng khoán HD mua không thành công 3 triệu cổ phiếu của Ngân hàng TMCP Phát triển TP. HCM, từ ngày 7/9-6/10, do điều kiện chưa phù hợp. VN-Index Chốt phiên 10/10, VN-Index tăng 6,33 điểm (+0,56%), lên 1.143,69 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 671,7 triệu đơn vị, giá trị 15.347,2 tỷ đồng. HNX-Index tăng 0,61 điểm (+0,26%), lên 234,17 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 96,7 triệu đơn vị, giá trị 1.800,9 tỷ đồng. UpCoM-Index tăng 0,56 điểm (+0,64%), lên 87,45 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 44,3 triệu đơn vị, giá trị 639,8 tỷ đồng. Nhận định thị trường, Chứng khoán SHS cho rằng, thị trường tiếp tục hồi phục sau khi hình thành đáy điều chỉnh. Đây là phiên thứ ba liên tiếp VN-Index tăng điểm. Do nhịp điều chỉnh khá sâu vừa qua nên có thể nhịp hồi phục này sẽ tương đối mạnh dù chỉ mang tính kỹ thuật. Hiện chỉ số đã tiệm cận với vùng kháng cự tại 1.150 điểm, nếu vượt qua được thì mốc điểm tiếp theo sẽ là quanh vùng 1.170 điểm. Theo Chứng khoán Kiến Thiết Việt Nam (CSI), thanh khoản vẫn chưa có sự bùng nổ mạnh. Ba phiên tăng điểm đều có khối lượng nằm dưới mức trung bình 20 phiên. Vì vậy xung lực tăng điểm trong các phiên vừa qua chưa thực sự mạnh mẽ. VN-Index đã test ngưỡng kháng cự kỳ vọng 1.145-1.150 điểm và chưa chinh phục được. Cộng với đó là sự thu hẹp đà tăng về cuối phiên cũng như sự trỗi dậy của nhóm cổ phiếu phòng thủ là nhóm điện đang cho thấy những tín hiệu chững lại của thị trường. Xu hướng tăng điểm vẫn chưa được xác nhận. CSI tiếp tục duy trì quan điểm thận trọng, kiên nhẫn chờ đợi ngưỡng hỗ trợ 1.081-1.096 điểm. Nguồn: Fireant 
Đón sóng mùa báo cáo tài chính quý 3, CTCK điểm tên 6 cổ phiếu có khả năng bật tăng
Đón sóng mùa báo cáo tài chính quý 3, CTCK điểm tên 6 cổ phiếu có khả năng bật tăng
Theo báo cáo mới nhất của Agriseco Research (AGR), đầu tháng 10, thị trường tuy đã giảm mạnh, chưa có dấu hiệu tạo đáy rõ ràng nhưng đà bán đã có dấu hiệu yếu dần. Hiện tại, VN-Index đang giao dịch ở vùng định giá hấp dẫn với P/E là 13x, thấp hơn so với mức trung bình trong 5 năm gần đây. Mức định giá trên có thể còn hấp dẫn hơn nữa sau khi KQKD Quý 3 các doanh nghiệp được công bố. Agriseco Research cho rằng nhà đầu tư có thể tích lũy đối với những cổ phiếu đầu ngành, có mức định giá phù hợp và KQKD tăng trưởng tích cực trong Quý 3 và năm 2023. Agriseco Research khuyến nghị 6 cổ phiếu tiềm năng đầu tư tháng 10 gồm: CTR, DBC, HAH, DCM, DHA, PVS. CTR- Tổng CTCP Công trình Viettel Kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng trưởng vượt kế hoạch: Với đà tăng trưởng trên 20% trong 8T2023, Agriseco Research kỳ vọng KQKD của CTR sẽ vượt kế hoạch đề ra và lợi nhuận tăng trưởng 15-18% trong bối cảnh câu chuyện chuyển đổi số diễn ra mạnh mẽ và CTR khả năng được hưởng lợi khi Việt Nam bắt đầu triển khai phát triển mạng 5G cuối năm nay. Mảng TowerCo giúp cải thiện biên lợi nhuận: Doanh thu năm 2023 dự báo tăng trưởng 20- 30% yoy nhờ số lượng trạm thuê tăng và tỷ lệ dùng chung tăng từ 1.03 lên 1.04. Hiện, CTR đã trở thành công ty TowerCo lớn nhất cả nước, vượt OCK Towerco với việc sở hữu 5.385 trạm. Tiến độ các hợp đồng ký mới tại các lĩnh vực Xây dựng tốt: CTR đã ký 1.886 tỷ đồng hợp đồng từ xây dựng mảng B2C và B2B, vượt mức kế hoạch đề ra. Dự kiến mảng xây dựng doanh thu tăng trên 25% yoy trong năm 2023 nhờ các hợp đồng ký mới dự án xây dựng dân dụng tại Myanmar, các dự án nghỉ dưỡng, xây dựng các trường học, đồi trạm biên phòng (36 tỉnh), nhà xưởng DRC (Đà Nẵng). Định giá hấp dẫn: CTR là một cổ phiếu phù hợp đầu tư trong trung và dài hạn nhờ CTR có tốc độ tăng trưởng kép hàng năm hơn 20% CAGR trong hơn 10 năm qua về LNST; duy trì chính sách chi trả cổ tức tiền mặt 10% và cổ phiếu 15 - 20% đều đặn hàng năm. Định giá cổ phiếu đang ở mức khá hấp dẫn khi P/Ef 2023 15,2x, thấp hơn trung bình 3 năm gần nhất. DBC - CTCP Tập đoàn Dabaco Sản lượng tiêu thụ thịt heo có dấu hiệu tăng trở lại: Trong 9T2023, tổng đàn heo trong nước được cải thiện nhẹ nhờ dịch bệnh được kiểm soát và giá heo có xu hướng phục hồi. Cuối năm, gần dịp lễ Tết cũng là thời gian cao điểm tiêu thụ thịt heo và qua đó có thể khiến giá heo tiếp tục cải thiện. Đồng thời, giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi hạ nhiệt và được dự báo sẽ tiếp tục giảm cho đến đầu năm 2024, do các nhà nhập khẩu đã tích cực tích trữ tồn kho ngũ cốc từ đầu năm 2023, trước lo ngại hiện tượng El Nino. Nhờ đó DBC sẽ tiết giảm được chi phí đầu vào và cải thiện biên lợi nhuận. Bên cạnh đó, DBC cũng đang mạnh mẽ mở rộng công suất với dự án trang trại lợn ở Thanh Hóa sẽ nuôi thêm 5.000 lợn bố mẹ và 1.200 lợn ông bà, nâng công suất sản xuất thịt heo lên 78.000 tấn/ năm (tăng 30% yoy). Vacxin dịch tả lợn Châu Phi đang hoàn tất các bước kiểm nghiệm để đưa vào sử dụng: Kết quả kiểm nghiệm cho thấy vacxin đạt tiêu chuẩn về vô trùng, an toàn và hiệu lực bảo hộ từ 80 - 100% trên đàn lợn thí nghiệm. Hiện nay vacxin DACOVAC-ASF2 đang được khảo nghiệm để đăng ký lưu hành theo quy định. Phía doanh nghiệp cho biết, dự kiến đầu tháng 11 sẽ hoàn thành các bước kiểm tra thực địa và sớm đưa vào triển khai trên quy mô lớn. DCM - CTCP Phân bón Dầu khí Cà Mau Nhu cầu nội địa dự báo cải thiện nửa cuối năm 2023: Sản lượng Urê được dự báo cải thiện hơn chủ yếu nhờ nhu cầu vụ Thu Đông và Đông Xuân trong nước tăng trong bối cảnh giá gạo duy trì ở mức cao, thúc đẩy nhu cầu sử dụng phân bón. Kỳ vọng giá phân bón kỳ vọng đã tạo đáy và hồi phục: Giá Urê Thế giới được kỳ vọng hồi phục nửa cuối năm nhờ Nhu cầu phân bón thế giới tăng cao do tính chất mùa cao điểm cuối năm và việc chấm dứt thoả thuận ngũ cốc Biển Đen khiến giá nông sản tăng mạnh hỗ trợ nhu cầu sử dụng phân bón; Nguồn cung khan hiếm vào nửa cuối năm do các thị trường xuất khẩu chính hạn chế xuất khẩu như: Trung Quốc tạm dừng xuất khẩu ure để đảm bảo an ninh lương thực trong nước từ tháng 09/2023, Nga tiếp tục áp đặt hạn ngạch mới ở mức 16,3 triệu tấn cho xuất khẩu phân bón. Giá Urê trong nước biến động tương quan với giá Urê Thế giới, do đó kỳ vọng giá Urê trong nước sẽ phục hồi theo xu hướng giá phân bón thế giới trong trong những tháng cuối năm 2023. Nhà máy Urê hết khấu hao kể từ quý 4/2023 giúp lợi nhuận của DCM được cải thiện từ năm 2024: Năm 2022, chi phí khấu hao nhà máy hàng năm khoảng 1.000 tỷ đồng (khoảng 23% LNST doanh nghiệp). Chi phí khấu hao sẽ giảm đáng kể từ Q4/2023 giúp hỗ trợ doanh nghiệp cải thiện lợi nhuận kể từ năm 2024. DHA - CTCP Hóa An Hưởng lợi nhờ sản lượng tiêu thụ đá xây dựng các dự án đầu tư công trọng điểm tại khu vực miền Nam: Kỳ vọng các mỏ đá của DHA sẽ là nguồn cung cấp đá xây dựng cho dự án sân bay Long Thành. DHA sở hữu 3 mỏ đá ( Tân Cang 3, Thạch Phú 2 và Núi Gió) có vị trí thuận lợi với trữ lượng lớn và thời gian khai thác còn lại nhiều, đặc biệt là mỏ Tân Cang 3 với trữ lượng khai thác còn lại khoảng 9,6 triệu m3, cách sân bay Long Thành chỉ 25km và có chất lượng đá tốt. Đồng thời Mỏ Tân Cang 3 cũng được hưởng lợi trong các cụm mỏ tại do thiếu hụt nguồn cung tại 2 cụm mỏ lớn đóng cửa là Tân Đông Hiệp và Núi Nhỏ tại Đồng Nai và Bình Dương. Biên lãi gộp duy trì ổn định: Dự báo giá đá xây dựng sẽ tiếp tục tăng do nguồn cung thiếu hụt giúp DHA có thể tiếp tục duy trì biên lãi gộp ở mức 30%. Lợi suất cổ tức cao: DHA có lịch sử chi trả cổ tức đều đặn bằng tiền dao động từ 30 – 50% trong vòng 3 năm trở lại đây nhờ KQKD tăng trưởng ổn định. HAH - CTCP Vận tải và Xếp dỡ Hải An Kỳ vọng KQKD nửa cuối năm cải thiện nhờ: (1) Áp lực lạm phát toàn cầu hạ nhiệt và nhu cầu giao thương phục hồi trở lại tại các thị trường lớn khi mùa lễ hội cuối năm đến gần. Hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam đang có tín hiệu phục hồi trong các tháng gần đây (thể hiện qua kim ngạch xuất nhập khẩu cải thiện tháng thứ 4 liên tiếp); (2) giá cước vận tải container phục hồi và giá dịch vụ xếp dỡ tại cảng tăng khi hoạt động giao thương khởi sắc hơn nhờ nhu cầu tại các thị trường lớn phục hồi trong dịp cuối năm. Cục Hàng hải Việt Nam mới ban hành Dự thảo thay thế Thông tư 54/2018/TT-BGTVT trong đó đề xuất tăng 10% giá dịch vụ xếp dỡ container từ ngày 1/1/2024 tại một số khu vực, bao gồm Hải Phòng, Hồ Chí Minh và Cái Mép Thị Vải. Bên cạnh đó, tàu trên 160.000 DWT có thể áp mức tăng thêm 10% phí dịch vụ xếp dỡ, qua đó có thể tăng phí bốc xếp lên 20% so với hiện tại nếu dự thảo được thông qua. PVS - Tổng CTCP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam Kỳ vọng dự án Lô - B Ô Môn có FID (Quyết định đầu tư cuối cùng) vào cuối năm 2023: Với việc trúng thầu gói EPCI 1 giá trị hơn 1 tỷ USD, PVS được kỳ vọng có thể sớm bắt đầu triển khai từ đầu năm 2024 khi dự án Lô B - Ô Môn có FID. Chúng tôi kỳ vọng PVS sẽ có khối lượng công việc lớn trong giai đoạn 2024-2027 và đảm bảo tăng trưởng trong dài hạn. Mảng điện gió ngoài khơi còn nhiều dư địa tăng trưởng: PGE group và Orsted đã ký thỏa thuận với liên doanh PTSC M&C (công ty con của PVS) để thiết kế, sản xuất và vận hành 4 trạm biến áp ngoài khơi (375 MW mỗi trạm) cho dự án điện gió Baltica 2 tại Ba Lan. Ngoài ra, mảng điện gió trong nước cũng còn nhiều tiềm năng khi công suất điện gió quy hoạch được tập trung đẩy mạnh. Với vị thế là đơn vị thành viên trực thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), PVS có nhiều lợi thế để trúng các gói thầu về dầu khí và điện gió ngoài khơi trong tương lai. Mảng cho thuê kho chứa nổi FSO/FPSO đem lại dòng tiền ổn định cho doanh nghiệp: Các tàu FSO Orkid, FPSO Ruby II, FSO Biển Đông 01, FSO Golden Star và FSO MV12 sẽ hoạt động ổn định đến 2027. Ngoài ra, PVS cũng đang đàm phán để kéo dài hợp đồng với FPSO Lam Sơn từ năm 2025.
Shark Hưng lên tik tok chia sẻ “làm điều dưỡng ở Đức tháng nào cũng gửi về nhà 100 triệu”, cộng đồng mạng nổi sóng
Shark Hưng lên tik tok chia sẻ “làm điều dưỡng ở Đức tháng nào cũng gửi về nhà 100 triệu”, cộng đồng mạng nổi sóng
Mới đây trên mạng xã hội cụ thể là tik tok đang lan truyền clip của “cá mập” Thanh Hưng chia sẻ về mức lương điều dưỡng viên “ Nghề điều dưỡng vất vả thì đúng, nhưng nhiều bạn làm nghề điều dưỡng ở bên Đức tháng nào cũng gửi đều như vắt tranh, gửi về cho bố mẹ 100 triệu”. Phát ngôn này của Shark Hưng đã gây ra không ít tranh luận. Nghe tới mức thu nhập quá hấp dẫn khiến cho các bậc cha mẹ tìm đến các trung tâm du học, xuất khẩu lao động mong muốn cho con mình sớm được sang Đức làm điều dưỡng. Tính nhẩm theo Shark bình quân mỗi tháng gửi về 100 Triệu đồng như vậy 1 năm là 1,2 tỷ. 10 năm là 12 tỷ. Vậy với thời gian làm làm việc chừng 40 năm ở Đức rồi nghỉ hưu là có được số tiền 48 tỷ đồng. Một con số không hề nhỏ. Thực tế, mức lương ngành điều dưỡng đi Đức cũng tùy thuộc vào từng Bang, trình độ và vị trí công việc. Tuy nhiên theo nhiều chia sẻ của các bạn đang làm việc ngành điều dưỡng tại Đức dao động khoảng từ 2.000 đến 2.500 Euro/tháng. Thu nhập bình quân một năm khoảng 23.000 đến 30.000 Euro / năm chưa trừ tiền thuế và bảo hiểm. Hiện tại thì clip này đã không còn trên kênh tiktok duhockeptaiduc.cen Được biết vào ngày 11/9, Công ty Cổ phần Tập đoàn Thế Kỷ (Cen Group) đã ký kết hợp tác chuyển giao công nghệ với Tập đoàn Azurit Hansa (CHLB Đức). Có thể thấy trong tình hình thiếu sôi động của thị trường bất động sản thì đây là một hướng phát triển đáng mong chờ của Cen Group. Cũng tại sự kiện, Công ty Cổ phần Cen Academy (đơn vị thành viên trực thuộc Cen Group) và Tập đoàn Azurit Hansa đã ký kết hợp tác trong việc đào tạo, tiếp nhận học viên làm việc trong lĩnh vực điều dưỡng tại Đức. Sự kiện có sự tham dự của ông Nguyễn Trung Vũ - Chủ tịch HĐQT Cen Group; ông Phạm Thanh Hưng - Phó Chủ tịch HĐQT Cen Group kiêm Chủ tịch HĐQT Cen Academy; ông Steffen Krakhardt - Chủ tịch Tập đoàn Azurit Hansa cùng nhiều chuyên gia trong nước và quốc tế về lĩnh vực bất động sản (BĐS) và giáo dục. Shark Hưng đã nói “Du học nghề tại Đức không phải là dịch vụ gì quá mới trên thị trường, người ta đã làm khoảng trong 10 năm nay. Dù thế, trong khoảng 3 năm trở lại đây, nhu cầu ở thị trường này ngày càng nóng bỏng. Nói như Shark Bình là Cen Group đã tìm được ‘long mạch’ chính là nhu cầu lao động có tay nghề tăng ngày càng cao ở châu Âu. Mảng này đã trở thành làn gió mới của Tập đoàn” Nguồn: Fireant  
HPG: Lợi nhuận quý 3/2023 của “ông lớn thép” Hoà Phát ước đạt hơn 2.000 tỷ
HPG: Lợi nhuận quý 3/2023 của “ông lớn thép” Hoà Phát ước đạt hơn 2.000 tỷ
Tại báo cáo phân tích triển vọng cổ phiếu HPG cập nhật ngày 10/10, Chứng khoán Dầu khí (PSI) cho biết sản lượng sản xuất thép của Tập đoàn Hoà Phát (HPG) trong quý 3/2023 đạt 1,95 triệu tấn, tăng 12,3% so với cùng kỳ. Sự tích cực đến từ việc HPG tăng tốc sản xuất tồn kho nhằm chuẩn bị cho sự kiện dừng hoạt động 1 lò cao tại Khu liên hợp Hòa Phát Hải Dương để đại tu bảo dưỡng. Sản lượng bán hàng các mặt hàng thép của doanh nghiệp đạt 1,7 triệu tấn, tăng nhẹ 0,3% so với cùng kỳ năm ngoái nhưng tăng tới 11,9% so với quý trước. Trong quý vừa qua, HPG đã tận dụng tốt hạn ngạch xuất khẩu sang EU, nhất là đối với mặt hàng thép HRC, giúp sản lượng tiêu thụ đạt mức 766.046 tấn, tăng 25,4% so với cùng kỳ. Tiêu thụ thép xây dựng vẫn đang trong quá trình hồi phục, khả năng hấp thụ tại thị trường nội địa là chưa cao, song tổng lượng tiêu thụ tháng 9 đã đạt đỉnh trong năm cho thấy khả năng tiêu thụ thép xây dựng có sự cải thiện tích cực. Bên cạnh đó, dù HPG liên tục thông báo giảm giá bán thép trong quý 2, 3/2022, việc giá nguyên vật liệu đầu vào như quặng sắt, than cốc, thép phế giảm sâu, đặc biệt trong quý 2 giúp biên EBITDA cải thiện liên tục, từ ngưỡng 1,9% ở quý 4/2022 lên 11,9% trong quý 1/2023 và 14,9% trong quý 2/2023. Đối với mặt hàng thép xây dựng, HPG vẫn giữ vững vị trí đầu ngành với thị phần 32,5%. Với lực đẩy từ xuất khẩu, HRC của HPG đã gia tăng thị phần lên mức 38,4%. Trong khi đó sản phẩm ống thép của HPG cũng có vị thế dẫn đầu thị trường tương đối vững chắc với thị phần đạt 28,1%. Theo đó, nhóm phân tích dự báo doanh thu thuần quý 3/2023 của HPG đạt 30.651 tỷ đồng, giảm 10,12% so với cùng kỳ năm ngoái nhưng tăng 4% so với quý trước, do HPG được hưởng lợi nhiều từ việc xuất khẩu HRC sang EU. Biên lợi nhuận gộp kỳ vọng tiếp tục cải thiện. “Chúng tôi ước tính lợi nhuận sau thuế của HPG trong quý 3 sẽ đạt 2.035 tỷ đồng, đạt biên lợi nhuận ròng 6,6%, so với mức 4,9% của quý 2/2023 và -5,24% của cùng kỳ năm ngoái”, PSI dự phóng. Nguồn: Fireant 
Những yếu tố đang ủng hộ cho sự đi lên của thị trường chứng khoán
Những yếu tố đang ủng hộ cho sự đi lên của thị trường chứng khoán
Trong báo cáo triển vọng thị trường chứng khoán vừa cập nhật, SSI cho biết, với mức giá đóng cửa 1.128,58 điểm vào ngày 6/10, VN-Index đã mất 116,9 điểm, tương đương 9,3% từ mức đỉnh ngắn hạn 1.245,5 điểm vào ngày 6/9 (theo giá đóng cửa). Sau nhịp điều chỉnh mạnh này, xu hướng thị trường chuyển sang giảm ngắn hạn. Bước qua tháng 10, đà giảm đã suy yếu khi VN-Index tiệm cận vùng vùng hỗ trợ trung hạn 1.100 -1.110 và đang trong trạng thái tìm vùng cân bằng ổn định. Các chỉ báo kỹ thuật như RSI và ADX duy trì ở vùng trung tính của khung thời gian trung hạn cho thấy thị trường vẫn chưa có xu hướng rõ ràng và nghiêng nhiều hơn về trạng thái tích lũy. “Như vậy, trong khoảng thời gian tháng 10, khả năng thị trường sẽ vận động với biên độ thu hẹp, tích lũy dần trên vùng hỗ trợ trung hạn 1.100 -1.110 của VN-Index với biên độ dao động kỳ vọng trong khoảng 1.100-1.190 điểm”, SSI nhận định. Thị trường chứng khoán điều chỉnh mạnh nhưng theo quan điểm của SSI, đây vẫn là nhịp điều tiết lành mạnh trong chu kỳ đi lên từ đầu quý 2/2023. Biến động của tỷ giá, áp lực của lạm phát và đà phục hồi chậm lại của nền kinh tế là những rủi ro chưa thể loại trừ, tuy nhiên đây cũng chính là các lý do mà tiềm năng tăng giá của chứng khoán Việt Nam vẫn còn trong trung và dài hạn. Định giá tốt hơn: P/E ước tính cho năm 2023 đang ở mức 11,3 lần, đã giảm 10% so với mức 12,3 lần thiết lập tại đỉnh ngắn hạn của VN-Index. Mức định giá này thấp hơn đáng kể mức 14 lần của trung bình 5 năm và chỉ bị xuyên phá khi thị trường diễn ra các sự kiện “thiên nga đen” như Covid-19 (đầu năm 2020) và đợt bùng nổ rủi ro thanh khoản trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp (quý 2 và quý 3 năm 2022). Mặt bằng lãi suất thấp tiếp tục tạo lợi thế cho kênh chứng khoán: Chênh lệch giữa lợi suất đầu tư qua kênh chứng khoán và kênh lãi suất tiền gửi được mở rộng sẽ giúp duy trì dòng tiền và ủng hộ cho sự đi lên của thị trường. Dù có độ trễ so với lãi suất tiền gửi, xu hướng giảm của lãi suất cho vay cũng sẽ dần được xác lập, đi kèm với Thông tư số 10/2023/TT-NHNN giúp tiếp tục tăng khả năng hấp thụ vốn cho nền kinh tế và tạo bệ đỡ tăng trưởng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Mặt bằng lãi suất thấp tiếp tục ủng hộ kênh chứng khoán. Chính sách tài khóa: Khi dư địa tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ không còn nhiều, sự quan tâm của thị trường có thể chuyển sang chính sách tài khóa với động lực tăng trưởng đến từ đẩy mạnh đầu tư công và các chính sách hỗ trợ tiêu dùng từ Chính phủ. Lợi nhuận nhóm ngành nào sẽ phục hồi? Tháng 10 là mùa cao điểm công bố kết quả quý 3 của doanh nghiệp niêm yết. Theo SSI mùa báo cáo này sẽ thu hút nhiều sự quan tâm bởi là quý bản lề để đánh giá tốc độ hồi phục của lợi nhuận trong bối cảnh GDP quý 3 phục hồi yếu. SSI kỳ vọng tốc độ suy giảm của lợi nhuận sẽ tiếp tục thu hẹp trong quý 3/2023 và lấy lại tăng trưởng từ quý 4/2023, khi áp lực nền so sánh cao giảm rõ rệt. Một số nhóm ngành mà SSI đánh giá dần có tín hiệu phục hồi gồm: Nhóm tiêu dùng với hầu hết các doanh nghiệp đều kỳ vọng sẽ có quý 3 tăng trưởng so với quý trước; nhóm phân bón theo xu hướng phục hồi của giá ure; nhóm khu công nghiệp cùng tín hiệu tích cực từ dòng vốn FDI; nhóm chứng khoán với thanh khoản thị trường cải thiện rõ rệt trong quý 3; nhóm dệt may và thủy sản với lượng đơn đặt hàng đơn đặt hàng dự kiến sẽ phục hồi trong quý 4. SSI kỳ vọng tốc độ suy giảm của lợi nhuận của doanh nghiệp tiếp tục thu hẹp. Riêng nhóm ngân hàng, SSI đánh giá chưa có sự khởi sắc với ước tính lợi nhuận tăng trưởng nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái nhưng giảm so với quý 2/2023, trong bối cảnh tăng trưởng tín dụng chậm và chất lượng tài sản xấu đi. Nguồn: Fireant 
NHNN yêu cầu nhà băng kiểm soát cấp tín dụng cho các 'sân sau'
NHNN yêu cầu nhà băng kiểm soát cấp tín dụng cho các 'sân sau'
Ảnh minh họa Theo Công văn 7688, NHNN yêu cầu tăng cường kiểm tra, kiểm soát hoạt động cấp tín dụng, chất lượng tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro cao (trong đó lưu ý hoạt động cho vay tiêu dùng, cấp tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản, đặc biệt cấp tín dụng để đầu tư, kinh doanh bất động sản), đầu tư trái phiếu doanh nghiệp chưa niêm yết; lưu ý mức độ tập trung tín dụng vào khách hàng/khách hàng lớn và người có liên quan, nhóm khách hàng có liên quan, cổ đông và người có liên quan. Các tổ chức tín dụng (TCTD) tiếp tục nâng cao chất lượng công tác thẩm định tín dụng, định giá tài sản bảo đảm, kiểm tra sử dụng vốn vay, đặc biệt là cấp tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro để phát hiện sớm và xử lý kịp thời các rủi ro, tồn tại, sai phạm, góp phần đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng. "Tập trung đẩy mạnh các biện pháp cần thiết nhằm nâng cao chất lượng tín dụng, phòng ngừa, hạn chế tối đa phát sinh mới nợ nhóm 2 và nợ xấu, nỗ lực thu hồi, xử lý nợ xấu, trong đó chú trọng việc nâng cao chất lượng tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản. Chủ động cân đối nguồn vốn, đảm bảo thanh khoản và tuân thủ các quy định về các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động", Công văn 7688 nêu. Các TCTD thực hiện phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro theo quy định; chủ động rà soát, phát hiện các trường hợp phân loại nợ, trích lập dự phòng chưa đúng quy định để chấn chỉnh kịp thời đảm bảo việc phân loại nợ, trích lập dự phòng phản ánh đúng chất lượng nợ. NHNN cũng yêu cầu thực hiện dự thu lãi, thoái các khoản lãi dự thu phải thoái nhưng chưa thoái theo đúng quy định; đồng thời rà soát các chi phí phát sinh trong hoạt động kinh doanh đảm bảo lợi nhuận phản ánh đúng kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Đồng thời, rà soát, kiểm soát chặt chẽ việc cấp tín dụng đối với các doanh nghiệp phát hành trái phiếu chậm thanh toán gốc, lãi. Chủ động có biện pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro phù hợp nhằm hạn chế tối đa rủi ro phát sinh nợ nhóm 2, nợ xấu mới, đảm bảo chất lượng tín dụng.
Sàn chứng khoán Hong Kong (Trung Quốc) rời khỏi Top 5 toàn cầu
Sàn chứng khoán Hong Kong (Trung Quốc) rời khỏi Top 5 toàn cầu
Bảng chỉ số chứng khoán tại Hong Kong, Trung Quốc. Ảnh tư liệu: Economic Times/TTXVN Theo báo cáo “Thị trường IPO Hong Kong: Tóm tắt 3 quý đầu năm 2023” do KPMG Trung Quốc công bố, trong 3 quý đầu năm nay tổng cộng có 44 doanh nghiệp đăng ký niêm yết trên thị trường chứng khoán Hong Kong, lượng huy động vốn thu được là 24,6 tỷ HKD (3,14 tỷ USD), lần lượt giảm 65% và 15% so với cùng kỳ. Trong đó, quý 3 năm nay chỉ có 13 doanh nghiệp đến Hong Kong niêm yết với lượng vốn huy động 6,8 tỷ HKD. Xét từ góc độ phân tích ngành nghề, báo cáo nhấn mạnh IPO huy động vốn lớn nhất đến từ thị trường tiêu dùng, chiếm 34%, tiếp theo là các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, khoa học đời sống và lĩnh vực công nghệ thông tin, tỷ trọng 21%.   Thị trường IPO Hong Kong không sôi động đã khiến thứ bậc của sàn chứng khoán Hong Kong rơi xuống vị trí thứ 8 trong bảng xếp hạng các sàn chứng khoán toàn cầu. Tuy nhiên, báo cáo nhấn mạnh, số lượng đơn xin đăng ký niêm yết trên sàn chứng khoán Hong Kong đang xử lý không ngừng gia tăng, tính đến cuối tháng Chín đã có khoảng 110 hồ sơ xin phép, do đó Hong Kong có thể quay trở lại Top 5 IPO toàn cầu vào cuối năm nay.   Ngoài ra, báo cáo cho biết, thị trường IPO cổ phiếu hạng A (được niêm yết bằng đồng NDT) của Trung Quốc tiếp tục dẫn đầu toàn cầu, từ đầu năm đến nay đã đóng góp khoảng một nữa tổng vốn huy động toàn cầu, trong đó sàn giao dịch Thượng Hải và Thâm Quyến lần lượt huy động được 28,7 tỷ USD và 19,8 tỷ USD, nhưng lại giảm 42% và 23% so với cùng kỳ. Báo cáo nhấn mạnh, mặc dù tổng vốn huy động giảm đáng kể, nhưng số đơn xin phép IPO cố phiếu hạng A vẫn tương đối ổn định, hiện nay có khoảng 820 doanh nghiệp xin đăng ký niêm yết. Thạch Bình (P/v TTXVN tại Hong Kong) Nguồn: Fireant 
Giá thép hôm nay ngày 10/10/2023: Quay đầu giảm 54 nhân dân tệ/tấn trên sàn giao dịch
Giá thép hôm nay ngày 10/10/2023: Quay đầu giảm 54 nhân dân tệ/tấn trên sàn giao dịch
Giá thép giảm 54 nhân dân tệ trên sàn giao dịch Giá thép hôm nay giao tháng 1/2024 trên Sàn giao dịch Thượng Hải giảm 54 nhân dân tệ xuống mức 3.646 nhân dân tệ/tấn. Ấn Độ điều tra chống bán phá giá với ống thép không gỉ từ Việt Nam Cục Phòng vệ Thương mại (Bộ Công Thương) vừa nhận được thông tin về việc Tổng vụ Phòng vệ Thương mại Ấn Độ (DGTR) thông báo khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với ống thép hàn không gỉ có xuất xứ hoặc nhập khẩu từ Thái Lan và Việt Nam. Hàng hóa bị điều tra là ống thép hàn không gỉ thuộc các mã HS: 7306 40 00, 7306 61 00; 7306 69 00, 7304 11 10, 7304 11 90, 7304 41 00, 7304 51 10, 7304 90 00, 7305 11 29, 7305 90 99, 7306 11 00, 7306 21 00, 7306 29 19, 7306 30 90, 7306 50 00, 7306 90 11, 7306 90 19, 7 306 90 90. Mã HS không giới hạn phạm vi sản phẩm bị rà soát. Doanh nghiệp thép cần thường xuyên liên hệ với Cục Phòng vệ Thương mại để nhận được thông tin và hỗ trợ kịp thời Ngày ban hành thông báo khởi xướng điều tra là 30/9/2023. Các bên liên quan có thể nộp ý kiến về hàng hóa bị điều tra và đề xuất PCN (mã số quản lý sản phẩm), trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày thông báo khởi xướng điều tra để DGTR xem xét. Thời kỳ điều tra từ 1/4/2022 - 31/3/2023. Đối với nội dung về thiệt hại, thời kỳ điều tra sẽ bao gồm thêm 3 kỳ tài chính gần nhất là 2019 - 2020, 2020 - 2021 và 2021 - 2022. Theo Cục Phòng vệ thương mại, các bên liên quan liên lạc và nộp Bản trả lời câu hỏi điều tra và/hoặc các thông tin cần thiết tới DGTR qua địa chỉ email: adg14-dgtr@gov.in, adv13-dgtr@gov.in; dd11-dgtr@gov.in; và dd16-dgtr@gov.in. Đặc biệt, cần đảm bảo nội dung bằng lời được định dạng PDF/MS Word có thể tra cứu và các dữ liệu số được định dạng MS Excel. Đồng thời tuân thủ các hướng dẫn về việc trả lời câu hỏi theo thông báo khởi xướng điều tra của DGTR. Thời hạn nộp bản trả lời câu hỏi điều tra, thông tin liên quan là 37 ngày kể từ ngày thông báo khởi xướng điều tra. Để bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp, Cục Phòng vệ Thương mại khuyến nghị các nhà sản xuất/xuất khẩu liên quan nghiên cứu kỹ các tài liệu, thông tin liên quan tới vụ việc và hợp tác đầy đủ, toàn diện với DGTR. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần đăng ký làm bên liên quan, trả lời bản câu hỏi điều tra đúng thời hạn và thể thức; phối hợp, trao đổi thông tin với các đối tác tại Ấn Độ để thu thập thông tin và yêu cầu DGTR xem xét toàn diện lợi ích chung cũng như quyền lợi của người tiêu dùng Ấn Độ. Thép trong nước đi ngang hơn 1 tháng Từ 7/9, một số doanh nghiệp thép trong nước thông báo giảm 100.000-310.000 đồng/tấn đối với sản phẩm thép cuộn CB240, thép thanh vằn D10 CB300 vẫn giữ nguyên giá bán. Cụ thể, ở lần giảm giá thứ 19 này, thương hiệu Thép Hòa Phát hạ giá 100.000 đồng/tấn đối với sản phẩm thép cuộn CB240 ở cả 3 miền. Giá sau điều chỉnh, giá dòng thép này ở miền Bắc, miền Trung xuống còn 13,43 triệu đồng/tấn; trong khi ở miền Nam có giá bán 13,53 triệu đồng/tấn. Còn giá thép thanh vằn D10 CB300 vẫn giữ nguyên so với đợt điều chỉnh trước, ở mức 13,74-13,79 triệu đồng/tấn. Thép Việt Ý tại miền Bắc giảm 210.000 đồng/tấn với sản phẩm thép cuộn CB240, giá còn 13,43 triệu đồng/tấn; dòng thép thanh vằn D10 CB300 vẫn giữ ở mức giá 13,69 triệu đồng/tấn. Thép Việt Đức cũng điều chỉnh giảm 310.000 đồng/tấn đối với sản phẩm thép cuộn CB240, giá bán về mức 13,74 triệu đồng/tấn. Còn sản phẩm sản phẩm thanh vằn D10 CB300 của thương hiệu này vẫn có giá bán là 13,89 triệu đồng/tấn. Thép Kyoei Việt Nam giảm 200.000 đồng/tấn với thép cuộn CB240, ở mức 13,46 triệu đồng/tấn. Thép D10 CB300 vẫn giữ nguyên ở mức 13,71 triệu đồng/tấn. Thép Pomina cũng hạ 110.000 đồng/tấn với thép cuộn CB240 còn 13,48 triệu đồng/tấn, thép vằn thanh ở mức 14,38 triệu đồng/tấn. Từ đầu năm đến nay, giá thép xây dựng trong nước giảm sâu tới 19 lần liên tiếp. Sau 19 phiên giảm này, giá thép đã “về đáy” thấp nhất trong 3 năm qua. Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho biết, nguyên nhân giá thép trong nước liên tục giảm là do nhu cầu tiêu thụ chậm. Tiêu thụ chậm thép xây dựng đến từ nguyên nhân thị trường bất động sản còn ảm đạm, đầu tư công chưa khởi sắc. Không những thế, các doanh nghiệp thép trong nước còn phải cạnh tranh với thép giá rẻ của Trung Quốc khi nước này liên tục hạ giá thép xuất khẩu. Với tình hình thực tế này, VSA dự kiến đà giảm của giá thép còn chưa dừng lại từ nay đến cuối năm. Sau 19 phiên giảm, giá thép hôm nay vẫn chưa có biến động, giao dịch ở mức như sau: Giá thép tại miền Bắc Thép Hòa Phát, với dòng thép cuộn CB240 giảm 100 đồng, xuống mức 13.430 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 13.740 đồng/kg. Thương hiệu thép Việt Ý, dòng thép cuộn CB240 giảm 210 đồng, xuống ở mức 13.430 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 13.690 đồng/kg. Thép Việt Đức, với dòng thép cuộn CB240 giảm 310 đồng, xuống mức 13.430 đồng/kg, thép thanh vằn D10 CB300 có giá 13.890 đồng/kg. Thép Việt Sing, với thép cuộn CB240 giảm 210 đồng xuống mức 13.190 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 13.500 đồng/kg. Thép VAS, với dòng thép cuộn CB240 giảm 210 đồng, xuống mức 13.190 đồng/kg; trong khi đó thép thanh vằn D10 CB300 tiếp tục giữ ở mức giá 13.400 đồng/kg. Thép VJS, với thép thanh vằn D10 CB300 có giá 13.600 đồng/kg; còn dòng thép cuộn CB240 ở mức 13.500 đồng/kg - giảm 300 đồng. Giá thép tại miền Trung Thép Hòa Phát, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 13.430 đồng/kg - giảm 100 đồng; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 13.740 đồng/kg. Thép Việt Đức, hiện dòng thép cuộn CB240 ở mức 13.840 đồng/kg - giảm 200 đồng; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.140 đồng/kg. Thép VAS, hiện thép thanh vằn D10 CB300 có giá 13.550 đồng/kg; dòng thép cuộn CB240 ở mức 13.400 đồng/kg - giảm 100 đồng. Thép Pomina, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 14.480 đồng/kg - giảm 110 đồng; thép thanh vằn D10 CB300 giảm 100 đồng, có giá 14.380 đồng/kg. Giá thép tại miền Nam Thép Hòa Phát, thép thanh vằn D10 CB300 có giá 13.790 đồng/kg; thép cuộn CB240 ở mức 13.430 đồng/kg - giảm 100 đồng. Thép VAS, dòng thép cuộn CB240 và thép thanh vằn D10 CB300 có giá 13.600 đồng/kg. Thép Pomina, dòng thép cuộn CB240 giảm 200 đồng, có giá 14.280 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 ở mức 14.380 đồng/kg. Nguồn: Fireant, Báo Công Thương
TDP: Thuận Đức lên kế hoạch phát hành cổ phiếu, trái phiếu để trả nợ ngân hàng
TDP: Thuận Đức lên kế hoạch phát hành cổ phiếu, trái phiếu để trả nợ ngân hàng
Công ty cổ phần Thuận Đức (HOSE:TDP) được thành lập vào ngày 22/01/2007 tại Hưng Yên bởi doanh nhân Nguyễn Đức Cường, là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất các sản phẩm từ polypropylene, nổi bật là hạt nhựa tái chế và bao bì PP. Lên kế hoạch phát hành cổ phiếu và trái phiếu để trả nợ Mới đây, Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Thuận Đức đã công bố thông tin về việc triển khai phát hành hơn 7,55 triệu cổ phiếu chào bán cho cổ đông hiện hữu tỷ lệ 10% với giá 15.000 đồng/cổ phiếu - thấp hơn một nửa so với thị giá hiện tại là 32.900 đồng/cổ phiếu (đóng cửa phiên ngày giao dịch ngày 6/10/2023). Tổng số tiền Thuận Đức dự kiến sẽ thu về từ đợt chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu là hơn 113,29 tỷ đồng. Công ty cho biết sẽ sử dụng tiền để thanh toán các khoản nợ vay tại các ngân hàng và tổ chức tài chính; trong đó, Thuận Đức sẽ trả hơn 39,6 tỷ đồng cho VPBank, gần 20,4 tỷ đồng trả cho MB Bank và 53,2 tỷ đồng trả cho BIDV. Bên cạnh kế hoạch trên, Thuận Đức còn dự kiến chào bán trái phiếu ra công chúng với giá trị tối đa là 300 tỷ đồng. Số tiền thu được từ đợt chào bán trái phiếu này cũng dùng để trả các khoản nợ vay ngắn hạn để thực hiện mục tiêu giảm nợ ngắn hạn, chuyển sang nợ trung hạn. Hai đợt huy động với tổng số tiền lên đến trên 400 tỷ đồng được dùng toàn bộ để trả nợ khiến thị trường đặt dấu hỏi về khả năng thanh toán nợ của Thuận Đức. Tính đến cuối quý II/2023, Công ty còn gần 2.554 tỷ đồng tổng nợ phải trả; trong đó hơn 80% (2.049 tỷ đồng) là nợ vay ngắn hạn. Theo phương án của Thuận Đức, tài sản đảm bảo cho trái phiếu trên là hơn 20,4 triệu cổ phiếu của các lãnh đạo và người nhà lãnh đạo Công ty, giá trị thẩm định ngày 2/8/2023 là gần 547,6 tỷ đồng. Riêng Chủ tịch Thuận Đức, ông Nguyễn Đức Cường đem hơn 16,6 triệu cổ phần sở hữu cá nhân với giá trị hơn 445,9 tỷ đồng ra đảm bảo. Lợi nhuận không đạt dù doanh thu tăng Khi mới niêm yết trên sàn chứng khoán, giai đoạn đầu từ 2018-2021, doanh thu của Thuận Đức tăng trưởng khá đều đặn. Tuy nhiên, từ quý II/2022, lợi nhuận của Thuận Đức liên tục sa sút dù doanh thu vẫn có sự tăng trưởng. Đặc biệt trong quý II/2023, Công ty chỉ mang về hơn 7 tỷ đồng lãi sau thuế - mức lãi ròng hàng quý thấp nhất của Thuận Đức kể từ quý I/2019. Trong 6 tháng đầu năm 2023, Thuận Đức tiếp tục cho thấy tình hình kinh doanh kém khả quan khi doanh thu thuần dù tăng 16% lên 1.686,3 tỷ đồng, nhưng lợi nhuận sau thuế vẫn rơi mạnh đến 73%, xuống chỉ còn 15,1 tỷ đồng. Thuận Đức cho biết, trong nửa đầu năm 2023, thị trường xuất khẩu có sự suy yếu và chỉ bắt đầu hồi phục dần các đơn hàng vào quý III. Tuy nhiên, thị trường vẫn ổn định và phần nào bù đắp được phần hao hụt doanh thu xuất khẩu. Lợi nhuận bị ảnh hưởng nhiều do yếu tố lãi suất vay vốn trước đó tăng mạnh và tổng cầu các thị trường quốc tế không đạt như kỳ vọng. Tiết lộ sớm về kết quả kinh doanh quý III năm nay, ông Bùi Quang Sỹ - Tổng giám đốc tiết lộ, doanh thu của doanh nghiệp ước đạt 1.000 tỷ đồng; trong đó, doanh thu xuất khẩu tăng hơn hai quý đầu năm, ước tính cả ba quý xuất khẩu được khoảng 450 tỷ đồng. Còn doanh thu nội địa quý III đạt gần 850 tỷ đồng, tính cả ba quý, doanh thu nội địa đạt gần 2.150 tỷ đồng. Tổng hợp lại, doanh thu luỹ kế ba quý đạt khoảng 2.600 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế quý III ước đạt khoảng 10 tỷ đồng và luỹ kế 3 quý đầu năm đạt trên 25 tỷ đồng. Với kết quả này, Thuận Đức cho rằng, doanh thu năm 2023 của Công ty sẽ hoàn thành theo kế hoạch đã đề ra là 3.932 tỷ đồng, nhưng lợi nhuận không đạt kế hoạch (95 tỷ đồng) do tổng cầu thị trường giảm mạnh; thị trường xuất khẩu chưa tăng do lãi suất, lạm phát và chiến tranh. Ngoài ra, Công ty còn phải giảm giá bán để giữ thị trường, khách hàng và đảm bảo chỉ tiêu doanh thu nên lợi nhuận biên giảm so với kế hoạch. Như vậy, kết quả kinh doanh năm 2023 có thể sẽ ngắt mạch tăng trưởng dài, năm sau cao hơn năm trước của Thuận Đức kể từ khi lên sàn. Tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn kỳ vọng về bức tranh kinh doanh sáng sủa hơn vào giai đoạn 2024 - 2026 khi đặt mục tiêu lợi nhuận sau thuế giai đoạn này trên 200 tỷ đồng/năm, vượt xa những con số hiện tại. Nguồn: Fireant  
Quan chức Fed: Thị trường xuất hiện "tín hiệu báo động", có thể ngăn cản NHTW Mỹ nâng lãi suất thêm một lần nữa
Quan chức Fed: Thị trường xuất hiện "tín hiệu báo động", có thể ngăn cản NHTW Mỹ nâng lãi suất thêm một lần nữa
Chủ tịch Fed Dallas, Lorie Logan, cho biết lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ dài hạn tăng mạnh trong thời gian gần đây cho thấy NHTW nước này có thể sẽ không cần tăng lãi suất thêm một lần nữa.  Phát biểu tại một cuộc họp của National Association for Business Economics tại Dallas, bà Logan cho biết: “Term premium (mức phí bù thêm vào lợi suất để bù đắp rủi ro lạm phát, lãi suất, thanh khoản và tín dụng) đang cao hơn do lãi suất tăng. Vì thế, nếu term premium tăng, thì khoản phí này phần nào sẽ ‘làm dịu’ đà tăng trưởng của nền kinh tế và chúng tôi sẽ không cần phải tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ.”  Chủ tịch Fed Dallas, Lorie Logan. Chủ tịch Fed Dallas cho hay, mức phí term premium nói trên đóng vai trò lớn trong diễn biến lợi suất trái phiếu trong thời gian gần đây, dù quy mô vẫn là chưa chắc chắn. Mặt khác, nếu nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng nóng trong bối cảnh lãi suất dài hạn vẫn ở mức cao thì NHTW có thể cần thắt chặt mạnh tay hơn.  Các quan chức Fed đang đưa ra quan điểm về việc liệu họ có cần tiếp tục tăng lãi suất thêm một lần trong năm nay hay không, sau khi đã nâng lãi suất hơn 5 điểm phần trăm trong 19 tháng qua. Lợi suất trái phiếu Kho bạc 30 năm tăng vượt 5% vào tuần trước, cao nhất kể từ năm 2007, trong bối cảnh thị trường liên tục điều chỉnh trước những thông điệp của Fed về việc lãi suất có thể cao hơn dự đoán.  Lãi suất thực và lợi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm.  Trong một sự kiện khác của American Bankers Association, Phó Chủ tịch Fed mảng Giám sát, Michael Barr, đã bình luận về báo cáo mới của Cục Lao động công bố ngày 6/10, cho thấy tăng trưởng việc làm mạnh hơn dự kiến vào tháng 9.  Ông nói: “Thị trường lao động xuất hiện những yếu tố quan trọng cho thấy cung và cầu lao động đang được cân bằng tốt hơn. Số liệu mới cho thấy chúng tôi đã đạt được bước tiến đáng kể trong việc đưa lạm phát trở về mục tiêu.”  Trả lời các câu hỏi sau bài phát biểu, bà Logan lập luận rằng NHTW có nhiều việc phải làm hơn và cho rằng việc thắt chặt các điều kiện tài chính là điều cần thiết trong một thời gian. Bà nói: “Điều quan trọng nhất là chúng tôi tập trung vào việc khôi phục sự ổn định của giá cả và đòi hỏi sự cân bằng trong thị trường lao động.”  Hiện tại, các nhà đầu tư đang dự đoán khả năng Fed nâng lãi suất thêm một lần trong năm nay thấp hơn. Nhận định của bà Logan cũng gần với quan điểm gần đây được Chủ tịch Fed San Francisco, Mary Daly, chia sẻ rằng nếu điều kiện tài chính vẫn được thắt chặt mạnh, NHTW có thể không cần phải hành động thêm.  Tham khảo Bloomberg Nguồn: Fireant 
Tình hình tại Trung Đông có thể làm tăng nhu cầu về tài sản an toàn
Tình hình tại Trung Đông có thể làm tăng nhu cầu về tài sản an toàn
Đồng USD của Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN Ngày 10/10, các nhà phân tích cho hay diễn biến bất ngờ tại Trung Đông vào ngày 7/10 đang làm dấy lên suy đoán rằng xung đột ở Trung Đông sẽ thúc đẩy nhu cầu ở Hàn Quốc về vàng, đồng USD, trái phiếu kho bạc Mỹ và các tài sản an toàn khác. Diễn biến tại Trung Đông làm gia tăng bất ổn địa chính trị vốn đã tăng cao do xung đột ở Ukraine, có tác động lớn đến thị trường tài chính ở đây, khi giá dầu tăng, lạm phát cao tiếp tục và chính sách lãi suất "cứng rắn" của Mỹ khiến các nhà đầu tư quan ngại. Trong hoàn cảnh khó khăn này, các nhà phân tích cho biết sự ưu tiên dành cho các nhà đầu tư vào tài sản an toàn có thể sẽ gia tăng ở Hàn Quốc cũng như ở các quốc gia khác và điều đó có thể khiến thị trường chứng khoán và tiền tệ lao dốc. Một nhà phân tích tại công ty quản lý tài sản Mirae Asset Securities cho biết: “Các dấu hiệu cho thấy nhu cầu ngày càng tăng đối với tài sản an toàn có thể được nhìn thấy trên thị trường tài chính toàn cầu”. Nhà phân tích này đồng thời lưu ý rằng giá dầu đã tăng hơn 4% kể từ khi xung đột tại Trung Đông xảy ra. Theo hãng tin Bloomberg, đồng bạc xanh đã tăng 2,1% kể từ đầu năm 2023 đến nay nhờ chiến dịch tăng lãi suất của Cục Dự trữ liên bang Mỹ đưa lãi suất cơ bản lên mức cao nhất trong nhiều năm qua. Lãi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm đạt mức cao nhất trong 16 năm. Ông Lee Sang-ho, người đứng đầu nhóm chính sách kinh tế tại Viện nghiên cứu kinh tế Hàn Quốc (KERI), cho biết: “Giá trị của tất cả các tài sản trú ẩn an toàn này có thể tiếp tục tăng vì diễn biến xung đột ở Trung Đông được dự đoán sẽ trở nên hỗn loạn hơn”. Trong khi đó, Phó giám đốc Viện nghiên cứu Hyundai, Joo Won, cho rằng dòng vốn nước ngoài chảy ra khỏi thị trường tài chính có thể trở nên nghiêm trọng nếu Fed tiếp tục chiến dịch tăng lãi suất dưới danh nghĩa kiềm chế lạm phát và khoảng cách lãi suất Hàn Quốc - Mỹ sẽ ngày càng gia tăng hơn nữa. Khoảng cách này cao tới 2%, trong khi lãi suất của Hàn Quốc vẫn ở mức 3,5% kể từ tháng 1./. Nguồn: Fireant 
Chuẩn bị nhập khẩu 119.000 tấn đường theo phương thức đấu giá
Chuẩn bị nhập khẩu 119.000 tấn đường theo phương thức đấu giá
Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 2575/QĐ-BCT về lượng và phương thức phân giao hạn ngạch nhập khẩu đường năm 2023, Quyết định số 2576/QĐ-BCT về việc thành lập Hội đồng phân giao hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường năm 2023 theo phương thức đấu giá. Theo Quyết định số 2575/QĐ-BCT, lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường (mã HS 17.01) phân giao năm 2023 theo phương thức đấu giá là 119.000 tấn. Việc phân giao lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường năm 2023 thực hiện theo phương thức đấu giá quy định tại Thông tư số 11/2022/TT-BCT ngày 27/6/2022 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về việc phân giao hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đối với mặt hàng đường theo phương thức đấu giá. Bộ Công Thương sẽ phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính và các Bộ, ngành liên quan thống nhất thời điểm tổ chức Phiên phân giao hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường năm 2023 theo phương thức đấu giá, công bố công khai để các hiệp hội, doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức có liên quan biết và thực hiện. Quyết định số 2576/QĐ-BCT về việc thành lập Hội đồng phân giao hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường năm 2023 theo phương thức đấu giá. Hội đồng do Thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Sinh Nhật Tân làm chủ tịch hội đồng. Hội đồng phân giao triển khai thực hiện việc phân giao hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường năm 2023 theo phương thức đấu giá căn cứ vào các quy định tại Thông tư số 11/2022/TT-BCT ngày 27/6/2022 của Bộ trưởng Bộ Công thương. Kiểm tra, giám sát việc phân giao hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường năm 2023 theo phương thức đấu giá. Lập biên bản và công bố kết quả phân giao hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường năm 2023 theo phương thức đấu giá. Báo cáo Bộ Công thương về kết quả phân giao hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường năm 2023 theo phương thức đấu giá. Hội đồng phân giao phối hợp với Bộ Tài chính thực hiện nộp ngân sách nhà nước đối với số tiền thu được từ việc tổ chức phân giao hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường năm 2023 theo phương thức đấu giá, sau khi trừ đi các chi phí có liên quan quy định tại Khoản 1 Điều 18 Thông tư số 11/2022/TT-BCT ngày 27/6/2022 của Bộ trưởng Bộ Công Thương. Nguồn: Fireant 
MWG: Chuỗi Bách Hoá Xanh của Thế giới Di động được định giá 1,5 tỷ USD liệu có hợp lý?
MWG: Chuỗi Bách Hoá Xanh của Thế giới Di động được định giá 1,5 tỷ USD liệu có hợp lý?
Số lượng hoá đơn mua hàng tại chuỗi Bách Hoá Xanh trong tháng 8/2023 đã tăng 4% so với tháng 7 trước đó. Trong tháng 8/2023 vừa qua, doanh thu của chuỗi Bách Hoá Xanh thuộc Công ty Cổ phần Đầu tư Thế giới Di động (mã cổ phiếu MWG - sàn HoSE) đã lên mức cao nhất kể từ đầu năm 2023 đến nay, đạt 2.900 tỷ đồng, tăng nhẹ so với tháng 7/2023 nhưng tăng tới 20,1% so với hồi tháng 8/2022. Động lực tăng trưởng chính được dẫn dắt bởi lượng khách đến chuỗi Bách Hoá Xanh đã tăng lên, tạo dư địa cải thiện giá trị mỗi lần mua hàng của từng khách hàng. Dữ liệu cho thấy số lượng hoá đơn mua hàng đã tăng 4% và sản lượng hàng tươi sống bán ra tại chuỗi bán lẻ này trong tháng 8/2023 đã tăng 10% so với tháng 7/2023. Theo đánh giá của ban lãnh đạo Thế giới Di động cũng như của một số tổ chức tài chính, đây là các tín hiệu cho thấy triển vọng tăng trưởng doanh thu bền vững của chuỗi Bách Hoá Xanh khi nền kinh tế phục hồi, thúc đẩy sức mua của các khách hàng hơn nữa. Đáng chú ý, tháng 7/2023 là một tháng đặc biệt với 5 ngày cuối tuần, nếu loại trừ yếu tố này, theo Bảo Việt Securities, doanh thu điều chỉnh tháng 7/2023 của Bách Hoá Xanh có thể đạt 2.780 tỷ đồng. Như vậy, mức tăng trưởng điều chỉnh của Bách Hoá Xanh trong tháng 8/2023 là 3,7% so với tháng 7/2023. Diễn biến doanh thu (tỷ đồng) và mức doanh thu bình quân/cửa hàng/tháng (tỷ đồng) của chuỗi Bách Hoá Xanh qua các tháng. (Nguồn: Bách Hoá Xanh, BVSC) Số lượng cửa hàng trong tháng 8/2023 của chuỗi Bách Hoá Xanh vẫn không đổi so với tháng 7/2023, ở mức 1.706 cửa hàng. Doanh thu bình quân trên cửa hàng của chuỗi bán lẻ này đạt 1,65 tỷ đồng trong tháng 8/2023, tăng nhẹ so với mức 1,6 tỷ đồng trong tháng 7/2023, tiến sát tới mục tiêu hoà vốn là 1,7 - 1,8 tỷ đồng/cửa hàng/tháng. Nhờ mức doanh thu vượt trội gần đây, một số tổ chức tài chính hiện nhận định khoản lỗ trong quý 3/2023 của chuỗi Bách Hoá Xanh sẽ giảm mạnh so với các quý trước (và lỗ 1.300 tỷ đồng trong quý 4/2022, lỗ 354 tỷ đồng trong quý 1/2023, và lỗ 305 tỷ đồng trong quý 2/2023). Ban lãnh đạo Thế giới Di động cho biết sẽ nỗ lực bảo vệ doanh số trong giai đoạn mưa nhiều, kéo dài từ tháng 8 - tháng 10, và tiếp tục đẩy tăng trưởng lên mức bình quân 1,7 tỷ đồng/cửa hàng/tháng cho toàn chuỗi Bách Hoá Xanh trong những tháng cuối năm nay. Trong ngắn hạn, chuỗi Bách hóa Xanh sẽ chỉ tập trung vào việc tối ưu hóa các cửa hàng hiện hữu để đạt mục tiêu hòa vốn trong năm nay và sẽ đóng góp lợi nhuận vào Thế giới Di động từ năm 2024. Khối lượng giao dịch và xu hướng giá cổ phiếu MWG của Thế giới Di động từ đầu năm 2023 đến nay. (Nguồn: TradingView) Theo đánh giá mới đây của Bảo Việt Securities (BVSC), triển vọng Bách Hoá Xanh hoà vốn và ghi nhận lợi nhuận đang trở nên rõ ràng hơn khi Thế giới Di động tập trung cải thiện đồng thời 04 trụ cột: (1) doanh thu/cửa hàng; (2) biên lợi nhuận gộp; (3) chi phí hoạt động; và (4) tốc độ mở rộng mạng lưới chọn lọc hơn. Thậm chí, Maybank Investment Bank lạc quan cho rằng chuỗi Bách Hoá Xanh sẽ bắt đầu có lợi nhuận ngay trong quý 4/2023. Bách Hoá Xanh được định giá 1,5 tỷ USD liệu có hợp lý? Vừa qua, hãng tin Reuters cho biết Quỹ Đầu tư Chính phủ Singapore (GIC) đang cùng nhà đầu tư Thái Lan tham gia vào thương vụ mua 20% cổ phần của chuỗi Bách Hoá Xanh. Định giá của thương vụ có thể lên đến 1,7 tỷ USD. Reuters cho biết quá trình đàm phán đang ở giai đoạn cuối và có thể được ký kết trong quý 1/2024 nếu các bên đàm phán thành công. Kế hoạch bán cổ phần chiến lược tối đa 20% của Bách Hoá Xanh đã được thông qua tại Đại hội đồng cổ đông năm 2022 của Thế giới Di động và công ty vẫn duy trì việc tìm kiếm đối tác phù hợp cho thương vụ này. Thông tin Reuters đưa ra đang giúp củng cố thêm kỳ vọng kế hoạch bán vốn cổ phần chuỗi Bách Hoá Xanh đang có những bước tiến tích cực hơn sau giai đoạn tạm hoãn hồi đầu năm nay do các điều kiện không thuận lợi về cả thị trường lẫn kết quả kinh doanh của Bách Hoá Xanh. Với việc Bách Hoá Xanh liên tục cải thiện hiệu quả hoạt động trong thời gian qua, đặc biệt là 2 tháng đầu quý 3/2023, sẽ là yếu tố thuận lợi hỗ trợ cho Thế giới Di động trong quá trình đàm phán của thương vụ bán cổ phần Bách Hoá Xanh. Hồi tháng 8/2022, Reuters đã dẫn lời một nguồn tin cho biết hãng tư vấn cho Thế giới Di động định giá Bách Hoá Xanh ở mức 1,5 tỷ USD.  Tương quan quy mô doanh thu và số lượng cửa hàng của chuỗi Winmart (nay là chuỗi Win) và chuỗi Bách Hoá Xanh. (Nguồn: Maybank Investment Bank) Về việc định giá thương vụ trên, Maybank Investment Bank cho biết, đang định giá chuỗi Bách Hoá Xanh ở mức 1,5 tỷ USD dựa trên dự phóng doanh thu của chuỗi này trong năm 2024 với quan điểm thận trọng và chỉ số Giá/Doanh thu (P/S) mục tiêu ở mức 1 lần. Theo Maybank Investment Bank, đây là mức P/S thận trọng so với các chuỗi siêu thị mini có cùng mô hình hoạt động như Bách Hoá Xanh tại Việt Nam và các nước khác trong khu vực, như chuỗi Alfamart của Indonesia đang giao dịch ở mức 1.2 lần P/S, hay chuỗi Wincommerce của Tập đoàn Masan từng được định giá ở mức 2.5-3.6 lần P/S (dựa vào các thương vụ có liên quan trong năm 2021). Đáng chú ý, GIC cũng từng mua hơn 16% cổ phần tại chuỗi Vincommerce trong năm 2019 từ Tập đoàn Vingroup, với giá 500 triệu đô, tương đương định giá chuỗi này ở mức hơn 3 tỷ USD. Nguồn: Fireant 
Top 5 cổ phiếu nổi bật phiên 9/10: DCM, NKG, BSI, HAH, PSH
Top 5 cổ phiếu nổi bật phiên 9/10: DCM, NKG, BSI, HAH, PSH
Thị trường chứng khoán có phiên tăng thứ 2 liên tiếp, VN-Index có thêm gần 9 điểm và hướng gần hơn tới mốc 1.140. Điểm trừ khác đến từ việc thanh khoản hôm nay vẫn duy trì mức thấp với gần 16.000 tỷ đồng trên cả 3 sàn đồng thời khối ngoại bán ròng trở lại hơn 640 tỷ. DCM - Đạm Cà Mau: Lên cao nhất 16 tháng Cổ phiếu DCM tiếp tục duy trì mạch tăng giá ngắn hạn từ phiên 26/9. Đóng cửa phiên đầu tuần, mã tăng 5,4% lên 37.100 đồng/cp - giá cũ 16 tháng; khối lượng giao dịch duy trì mức cao với 7,2 triệu đơn vị trong đó gần 58% đến từ các giao dịch mua chủ động. Tính từ khi nhịp tăng giá bắt đầu hồi cuối tháng 5, đến nay cổ phiếu DCM đã tăng 70% giá trị. Xu hướng ngắn của cổ phiếu ngành phân bón được duy trì trạng thái tích cực; nhà đầu tư ưu tiên vị thế nắm giữ với giá mục tiêu gần đỉnh lịch sử 41.700 đồng/cp (giá cũ tháng 3/2022). NKG - BSI: Xuất hiện điểm mua tích lũy Cổ phiếu Thép Nam Kim (NKG) tăng 4,2% lên sát mốc 20.000 đồng/cp - vùng giá nền tháng 7. Khối lượng giao dịch cải thiện đáng kể với 9,8 triệu cổ phiếu. Cổ phiếu BSI của Chứng khoán BIDV tăng 5,1% lên mức 41.000 đồng/cp; khối lượng khớp lệnh đi ngang, đạt gần 1,4 triệu đơn vị. Lượng mua chủ động ở cổ phiếu NKG chiếm áp đảo trong khi diễn biến giao dịch ở cổ phiếu BSI phiên này vẫn nghiêng về phe bán. Điểm tương đồng là cả 2 cổ phiếu đều vượt trở lại đường hỗ trợ MA50 và xuất hiện điểm mua tích lũy ở vùng giá hiện tại. HAH - Xếp dỡ Hải An: Mở gap tăng Cùng với dầu khí, thép, nhóm cổ phiếu vận tải biển trở thành điểm đến của dòng tiền chứng khoán phiên 9/10. Cổ phiếu HAH mở gap tăng 3,7% lên 40.550 đồng/cp - mức cao nhất 13 tháng; khối lượng giao dịch vượt trở lại trung bình 20 phiên, đạt 5,7 triệu đơn vị. Đáng chú ý, phiên tăng giá mạnh giúp mã thoát trạng thái tích lũy vùng 38.x trong 1 tháng trở lại đây đồng thời xác nhận xu hướng tích cực ngắn hạn. Nhà đầu tư có thể chờ giá kiểm định lại mức 40.3x trước khi gia tăng vị thế mua. PSH - Dầu khí Nam Sông Hậu: Cẩn trọng bulltrap Cổ phiếu PSH có gần 2 tuần tích nền tại vùng giá quanh 11.0 trước mở mở gap tăng trần lên mức 11.700 đồng trong phiên hôm nay. Khối lượng giao dịch đến cuối phiên chỉ đạt 1,6 triệu cổ phiếu. Phiên tăng giá giúp cổ phiếu của đại gia phân phối xăng dầu miền Tây trở lại kháng cự đường MA200 (mức 11.2x đồng). Mặc dù vậy, theo ghi nhận trong phiên, gần 1,4 triệu cổ phiếu PSH được khớp lệnh tại mức giá trần phiên này trong đó 1,04 triệu đơn vị đến từ phe bán chủ động. Đây là vấn đề đáng lưu ý.
Nhóm CII muốn nâng sở hữu tại Năm Bảy Bảy lên gần 50%
Nhóm CII muốn nâng sở hữu tại Năm Bảy Bảy lên gần 50%
CTCP Xây dựng Hạ tầng CII, tổ chức liên quan đến ông Lưu Hải Ca, Chủ tịch HĐQT CTCP Năm Bảy Bảy đăng ký mua 4,2 triệu cổ phiếu NBB với mục đích đầu tư. Giao dịch dự kiến thực hiện theo phương thức thoả thuận/ khớp lệnh từ ngày 12/10-10/11. Tạm chiếu theo mức giá kết phiên 9/10 của NBB, Xây dựng Hạ tầng CII phải hơn 80 tỷ cho giao dịch trên. Nếu thành công, sở hữu của đơn vị này tại CII tăng từ 7,82% lên 12,02% vốn điều lệ, tương ứng hơn 12 triệu cổ phiếu. Theo đó tổng tỷ lệ sở hữu của cả nhóm CII bao gồm: CII, Xây dựng Hạ tầng CII, Chủ tịch HĐQT CII Lưu Hải Ca, Phó Tổng Giám đốc Nguyễn Quỳnh Hương tại NBB sẽ được nâng lên mức 49,62% vốn điều lệ. Trước đó từ tháng 10/2021-8/2022, CII đã 9 lần liên tiếp thoái vốn khỏi NBB, theo đó, tỷ lệ sở hữu giảm từ 93,7% về mức 37,52% như hiện tại. Tại ĐHCĐ mới đây, khi chia sẻ về khoản đầu tư vào cổ phiếu của Tasco (HUT), ban lãnh đạo CII cho biết sẵn sàng bán khi giá đạt kỳ vọng. Tasco được xem là ông lớn BOT và là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực thu phí điện tử (ETC). Các năm gần đây, Tasco mở rộng ra lĩnh vực tài chính, bảo hiểm, bất động sản và nghỉ dưỡng. Phía CII chỉ ra trong quá khứ, công ty từng mua cổ phiếu của Năm Bảy Bảy (NBB) và bán ra ở vùng giá cao hơn. Sau đó, CII lại mua vào NBB ở vùng giá thấp hơn và sở hữu vốn công ty này. Việc mua bán phù hợp đồng thời đem về khoản lợi nhuận cho công ty. Nguồn: Fireant  
Khối tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng cập nhật từ Forbes
Khối tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng cập nhật từ Forbes
Đứng đầu trong danh sách TOP 10 người giàu nhất Việt Nam vẫn là tỷ phú Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch Vingroup. Đây là gương mặt quen thuộc luôn nằm trong TOP những người giàu nhất Việt Nam trong thời gian qua. Theo thống kê mới nhất của Forbes vào đầu tháng 8/2023, ông Phạm Nhật Vượng sở hữu khối tài sản ròng có giá trị 4,9 tỷ USD (tăng 290 triệu USD - tương đương với 6,25% so với năm trước), đứng thứ 574 trên thế giới. Sự kiện đáng chú ý nhất đối với tỷ phú Phạm Nhật Vượng trong năm 2023 chính là cổ phiếu VFS của Vinfast chính thức niêm yết trên sàn chứng khoán Mỹ - Nasdaq (một trong những sàn chứng khoán lớn nhất thế giới) vào ngày 15/8/2023. VinFast đã rung chuông ra mắt trên Nasdaq Global Select Market, chính thức trở thành công ty niêm yết đại chúng có tầm vóc toàn cầu. Công ty có giá trị vốn hoá hơn 23 tỷ USD, hoạt động dưới pháp nhân VinFast Auto Ltd. với mã giao dịch VFS. Kết thúc phiên giao dịch ngày 15/8 trên sàn Nasdaq của Mỹ, cổ phiếu VinFast vọt lên ngưỡng 37 USD. Với hơn 2,3 tỷ cổ phiếu đang lưu hành, vốn hóa của VinFast đạt 85 tỷ USD. Như vậy, vốn hóa VinFast đã vượt qua Ford, General Motors và nhiều hãng xe danh tiếng. Đây cũng là doanh nghiệp Việt có giá trị vốn hóa lớn nhất tính đến hiện tại.  Doanh nhân Phạm Nhật Vượng hiện đứng TOP 1 người giàu nhất Việt Nam (thống kê ngày 17/8/2023). Ảnh  Forbes.  Vingroup hiện nắm giữ hơn 51% cổ phần VinFast. Nếu tính theo tỷ lệ này, tập đoàn của tỷ phú Phạm Nhật Vượng đang sở hữu khối tài sản hơn 34 tỷ USD tại hãng xe điện Việt đang niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Mỹ. Con số này gấp khoảng 3 lần so với vốn hóa hiện tại của Vingroup.  Theo cập nhật của Forbes, tính tới ngày 16/8, ông Phạm Nhật Vượng có khối tài sản đạt 5,9 tỷ USD, đứng thứ 458 trong danh sách những người giàu nhất thế giới. Tuy nhiên, theo tính toán của Bloomberg Billionaires Index, tài sản của ông Vượng có thể tăng từ khoảng 5 tỷ USD lên tới 16 tỷ USD. Như vậy, ông Phạm Nhật Vượng là tỷ phú giàu thứ 4 ở Đông Nam Á, vượt qua người giàu nhất Thái Lan và Singapore, so với vị trí thứ 22 như hiện tại. Còn trên thế giới, ông Vượng sẽ lọt top 100 người giàu nhất, xếp ngang hàng với gia đình tỷ phú Rupert Murdoch (92 tuổi), ông trùm truyền thông toàn cầu, nếu tài sản lên mức 17,5 tỷ USD. Đến ngày 30/8, theo Forbes, tài sản của Chủ tịch Tập đoàn Vingroup đã giảm 27,2 tỷ USD tương đương 41,17%, xuống còn 38.8 tỷ USD. Vì vậy, trên bảng xếp hạng của Forbes ông Vượng đã tụt xuống gần 20 bậc trong danh sách người giàu nhất hành tinh. Ở châu Á, chủ tịch Vingroup xếp sau 2 tỷ phú Ấn Độ (Mukesh Ambani, Gautam Adani) và 2 tỷ phú Trung Quốc (Zhong Shanshan, Zhang Yiming)... Hiện nay, ông Phạm Nhật Vượng đang giữ vị trí Chủ tịch Tập đoàn Vingroup, một trong những tập đoàn lớn nhất Việt Nam hoạt động trong nhiều lĩnh vực: Bất động sản, bán lẻ, chăm sóc sức khỏe, giáo dục, sản xuất xe ô tô… Các đơn vị chính của tập đoàn bao gồm nhà sản xuất ô tô Vinfast, nhà phát triển bất động sản Vinhomes và VinSmart, công ty sản xuất điện thoại thông minh và các thiết bị khác. Năm 2021, ông tung ra thị trường Mỹ những chiếc xe điện đầu tiên. Vinfast có kế hoạch đầu tư 4 tỷ USD vào một nhà máy EV ở Bắc Carolina để sản xuất SUV điện.  Tổng doanh thu quý III của VinFast đạt 8.254 tỷ đồng, tương đương 343 triệu USD. Ảnh VFS. Tỷ phú Phạm Nhật Vượng 'rót' cho VinFast 7.000 tỷ đồng trong 1 tháng Theo công bố của VinFast, tính đến ngày 30/9/2023, Vingroup đã giải ngân khoản vay 23.000 tỷ đồng và trong tháng 9/2023, ông Phạm Nhật Vượng cũng đã giải ngân tặng 7.000 tỷ đồng cho VinFast. Như vậy, tỷ phú giàu nhất Việt Nam và doanh nghiệp do ông làm Chủ tịch HĐQT đã rót 30.000 tỷ đồng cho VinFast. Thông tin này vừa được VinFast công bố, cùng với các số liệu về tình hình hoạt động kinh doanh trong quý III. Theo Thỏa thuận cấp vốn của Vingroup và ông Phạm Nhật Vượng cho VinFast đã được công bố vào tháng 4/2023, tính đến ngày 30/9/2023, Vingroup đã giải ngân khoản vay 23.000 tỷ đồng và trong tháng 9/2023, Chủ tịch Phạm Nhật Vượng cũng đã giải ngân tặng 7.000 tỷ đồng cho VinFast. Trong 6 tháng tới, VinFast dự kiến nhận đến 12.000 tỷ đồng tài trợ không hoàn lại từ Vingroup. Bên cạnh đó, hai cổ đông kiểm soát bởi tỷ phú Phạm Nhật Vượng sẽ tặng cho VinFast toàn bộ số tiền ròng thu được từ bán 46 triệu cổ phiếu, theo thông tin đã đăng ký tại Bản cáo bạch F-1 nộp cho SEC gần đây. Tổng nguồn tiền VinFast kỳ vọng nhận về trong các quý tiếp theo có thể đạt 29.000 tỷ đồng. Trước đó vào ngày 26/4, Tập đoàn Vingroup, Công ty Cổ phần VinFast và ông Phạm Nhật Vượng đã ký thỏa thuận cam kết. Theo công bố tại thời điểm đó, trong vòng 1 năm tới, ông Phạm Nhật Vượng sẽ hiến tặng 1 tỷ USD cho VinFast từ nguồn tài sản cá nhân, Tập đoàn Vingroup tài trợ không hoàn lại 500 triệu USD, đồng thời cho VinFast vay 1 tỷ USD với thời hạn tối đa 5 năm. Với tổng ngân sách 2,5 tỷ USD được tài trợ từ Chủ tịch Phạm Nhật Vượng và Tập đoàn Vingroup, VinFast sẽ được bổ sung nguồn lực tài chính mạnh mẽ để tiếp tục phát triển trong thời gian tới. Nguồn: Fireant 
TAR: Bị HNX đưa vào diện kiểm soát, 1 cổ phiếu lúa gạo giảm kịch biên độ 10%, thị giá bốc hơi 50% trong 2 tháng dù xuất gạo Việt Nam đạt kỷ lục
TAR: Bị HNX đưa vào diện kiểm soát, 1 cổ phiếu lúa gạo giảm kịch biên độ 10%, thị giá bốc hơi 50% trong 2 tháng dù xuất gạo Việt Nam đạt kỷ lục
​​​​​​​ Phiên giao dịch ngày 9/10, cổ phiếu TAR của CTCP Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An đã giảm hết biên độ về mức giá sàn 12.600 đồng/cp (giảm 10%), trắng bên mua với gần 1,18 triệu cổ phiếu dư bán giá sàn. So với vùng đỉnh hồi tháng 8, cổ phiếu TAR đã giảm gần 45% sau 2 tháng.  Trước đà giảm gần đây, TAR cùng nhiều cổ phiếu ngành lúa gạo đã có chuỗi tăng phi mã. Từ tháng 3 đến tháng 8, TAR đã tăng gần gấp đôi từ 12.000 lên gần 23.000 đồng. Cổ phiếu TAR giảm sàn sau khi Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) đã thông báo về việc chuyển cổ phiếu TAR từ diện cảnh báo sang diện bị kiểm soát kể từ ngày 12/10 do công ty chậm nộp báo cáo tài chính riêng và hợp nhất soát xét bán niên 2023 quá hạn 30 ngày so với quy định. Ngày 26/8, TAR đã gửi công văn lên Uỷ ban chứng khoán nhà nước và Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội xin gia hạn công bố BCTC bán nên năm 2023 đã soát xét của công ty với thời hạn dự kiến là 30/9 do việc tái cơ cấu nhân sự cao cấp, sắp xếp hoạt động kinh doanh... Vào giữa tháng 8, Chủ tịch HĐQT của TAR là bà Lê Thị Tuyết (sinh năm 1956) và Tổng Giám đốc là ông Phạm Thái Bình (sinh năm 1956) đã nộp đơn xin từ nhiệm và lý do được cả 2 lãnh đạo đưa ra nhằm "cơ cấu lại nhân sự Công ty". Về Trung An, Công ty là một trong những "ông lớn" của ngành gạo Việt Nam, đã xuất khẩu gạo sang nhiều thị trường khó tính, nổi bật có thị trường châu Âu. Từ tháng 8/2020, Trung An cũng đã xuất khẩu gạo mang thương hiệu Trung An vào thị trường châu Âu. Đại diện Công ty chia sẻ với báo giới, hiện toàn bộ gạo của Công ty bán vào châu Âu đều được đóng bao bì nhãn mác thương hiệu Trung An. Sản lượng gạo xuất khẩu mang thương hiệu Trung An hiện chiếm khoảng 20% tổng lượng gạo xuất khẩu của công ty. Đến nay Trung An đã phát triển được hơn 30.000ha vùng nguyên liệu liên kết. Kết thúc quý 2/2023, Công ty ghi nhận doanh thu thuần hơn 1.615 tỷ đồng doanh thu, gấp 2 lần cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, giá vốn tăng mạnh cùng chi phí hoạt động, lãi vay tăng khiến TAR lỗ sau thuế gần 8 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lãi 24 tỷ đồng. Giải trình, Trung An cho biết nguyên nhân lỗ chủ yếu do chi phí lãi vay cao hơn cùng kỳ và Công ty phải thanh lý hủy không thể thu hồi một số hàng hóa hư hỏng giao tại cảng cho khách nước ngoài. Lũy kế 6 tháng đầu năm, doanh thu thuần Công ty đạt 2.513 tỷ đồng, tăng 46%; lãi sau thuế vỏn vẹn 606 triệu đồng, giảm mạnh từ mức 51 tỷ đồng cùng kỳ và chỉ thực hiện được hơn 1% kế hoạch lợi nhuận năm (50 tỷ đồng). Xuất khẩu gạo Việt Nam thiết lập kỷ lục mới Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, kim ngạch xuất khẩu gạo trong 9 tháng 2023 đạt 3,66 tỷ USD, tăng 40,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Con số này đã vượt giá trị xuất khẩu gạo cao nhất đã từng đạt được năm 2011 (3,65 tỷ USD). Điều đáng chú ý là đạt được giá trị xuất khẩu 3,66 tỷ USD trong 9 tháng 2023 mà khối lượng gạo xuất khẩu chỉ 6,6 triệu tấn. Trong khi năm 2011, để đạt được 3,65 tỷ USD thì cần 7,1 triệu tấn gạo. Đó là bởi giá gạo xuất khẩu bình quân từ đầu năm đến nay luôn ở mức cao, đạt 553 USD/tấn, tăng 14% so với cùng kỳ năm ngoái. Thậm chí, có thời điểm giá gạo Việt Nam xuất khẩu lên đến gần 650 USD/tấn. Nguồn: Fireant 
'Chiến thần' bán khống Bill Ackman 'quay ngoắt', sử dụng chiến lược đầu tư của Warren Buffett: Tiết lộ 2 cổ phiếu chiếm 40% danh mục 17 tỷ USD, đưa hiệu suất của quỹ 'đánh bại' 99% phần còn lại
'Chiến thần' bán khống Bill Ackman 'quay ngoắt', sử dụng chiến lược đầu tư của Warren Buffett: Tiết lộ 2 cổ phiếu chiếm 40% danh mục 17 tỷ USD, đưa hiệu suất của quỹ 'đánh bại' 99% phần còn lại
Bill Ackman mới đây cho biết ông không bán khống cổ phiếu nữa, ít nhất là không sử dụng “tiền túi”.  Nhà quản lý quỹ phòng hộ này nổi tiếng với việc bán khống cổ phiếu Herbalife cách đây hơn 1 thập kỷ, song ông đã thất bại và đóng vị thế từ 5 năm trước. Tuy nhiên, cổ phiếu công ty này kể từ đó lại lao dốc. Nhà sáng lập quỹ phòng hộ Pershing Square Holdings gần đây cho hay: “Nếu tiếp tục bán khống cổ phiếu Herbalife, thì tỷ suất sinh lời của quỹ chúng tôi sẽ tăng khoảng 70%. Vì thế, về mặt tâm lý, tôi vẫn bán khống cổ phiếu đó.”  Hiện tại, Ackman lại lựa chọn cách tiếp cận của huyền thoại đầu tư Warren Buffett. Ông đầu tư vào một nhóm nhỏ cổ phiếu trong thời gian dài và “trái ngọt” đã đến. Theo dữ liệu của Morningstar, trong 5 năm qua, hiệu suất của Pershing Square vượt trội so với 99% các quỹ tương tự.  Ackman cho hay: “Nếu muốn trở thành một nhà đầu tư thành công về lâu dài và tìm thấy một số doanh nghiệp lý tưởng, thì sở hữu cổ phiếu của họ là chiến lược tuyệt vời.” Tại sự kiện Delivering Alpha ở New York, vị tỷ phú đã nói về 2 công ty mà ông đang nắm giữ cổ phần lớn, đó là Universal Music và Alphabet. Ông cho biết, vì Universal Music được niêm yết trên sàn Euronext Amsterdam nên không được giao dịch tại quầy ở Mỹ - tức là không cần qua công ty môi giới như các cổ phiếu khác.  Universal Music sở hữu nhiều hàng thu âm lớn như Capitol Records và Def Jam Recordings. Trong khi đó, Alphabet là công ty mẹ của Google và YouTube.  Ackman cho biết, danh mục đầu tư của công ty ông đang duy trì tỷ trọng 22-25% đối với Universal Music và 16-17% đối với Alphabet. Điều này có nghĩa là ông đang đặt cược 38-42% quỹ của mình vào 2 công ty trên. Tính đến ngày 31/7, Persing Square cho biết họ quản lý số tài sản trị giá 16,7 tỷ USD.  Ackman cho biết: “Đây là những doanh nghiệp mà chúng tôi rất hài lòng. Chúng tôi có thể thoải mái đi ngủ vào ban đêm, họ có mức độ tin cậy rất lớn về triển vọng dài hạn.” Ông chỉ ra rằng, mô hình kinh doanh của cả 2 đều tập trung vào tiền bản quyền. Nói về Universal Music, ông cho hay: “Nếu âm nhạc phát ở đâu, Universal sẽ nhận được một phần nhỏ từ mỗi bài hát. Số tiền này còn nhiều hơn nhờ họ vận hành ứng dụng phát trực tuyến.”  Đối với Alphabet, thế mạnh là quảng cáo trên các nền tảng kỹ thuật số của họ. Ông nói: “Google sở hữu tiền bản quyền đối với những ai quảng cáo trên trang web của họ hoặc YouTube.”  Ackman lưu ý, những công ty này được hưởng lợi từ lạm phát, khi họ có thể giữ chi phí ở mức thấp.  Vị tỷ phú nói thêm, ông đã mua cổ phiếu của Alphabet vào khoảng đầu năm nay, khi giá dao dộng ở mức dưới 100 USD vì nhà đầu tư nhận thấy công ty này đã có bước đi sai về AI. Từ đầu năm đến nay, cổ phiếu Alphabet tăng 46% lên 131,76 USD/cổ phiếu.  Ackman tiết lộ, ông mua thêm cổ phiếu Alphabet khi giá dưới 120 USD và cho rằng chatbot Bard AI đã “bắt kịp” OpenAI của ChatGPT. Ông cũng nói rằng, việc sở hữu cơ sở hạ tầng đám mây và dữ liệu từ email, cùng các sản phẩm tìm kiếm sẽ thúc đẩy nỗ lực phát triển mảng AI của họ.  Nhà quản lý quỹ nói: “Alphabet có rất nhiều lợi thế cạnh tranh. Tôi nghĩ họ sẽ sớm đi đầu trong lĩnh vực AI trong một thời gian rất dài.”  Tham khảo BI Nguồn: Fireant 
Xung đột tại Trung Đông có thể gây thêm rủi ro cho triển vọng kinh tế toàn cầu
Xung đột tại Trung Đông có thể gây thêm rủi ro cho triển vọng kinh tế toàn cầu
Tòa nhà bị phá hủy sau cuộc oanh tạc của máy bay Israel xuống thành phố Gaza ngày 8/10/2023. Ảnh: AFP/TTXVN Tác động của xung đột sẽ trở nên rõ ràng theo thời gian và phụ thuộc vào việc xung đột sẽ kéo dài bao lâu, mức độ căng thẳng đến đâu và có ảnh hưởng đến các nước khác trong khu vực hay không. Tổng Giám đốc Ngân hàng Thanh toán Quốc tế, Agustin Carstens, cho rằng còn quá sớm để đánh giá về các tác động, dù thị trường chứng khoán và dầu mỏ có thể chịu ảnh hưởng ngay lập tức. Tuy nhiên, xung đột ít nhất có thể đưa đến một loạt các yếu tố khó dự đoán đối với kinh tế toàn cầu vốn đã chậm lại và các thị trường Mỹ hiện vẫn đang thích ứng với khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ duy trì lãi suất cao trong thời gian dài hơn dự kiến của nhiều nhà đầu tư. Theo Carl Tannenbaum, nhà kinh tế trưởng của Northern Trust, mọi sự không chắc chắn về kinh tế đều làm chậm trễ việc ra quyết định và tăng phí bảo hiểm rủi ro, đặc biệt khi cân nhắc đến khu vực này, mọi người lo cảm thấy lo ngại đối với xu hướng mở cửa của thị trường dầu mỏ. Xung đột tại Trung Đông và các vấn đề liên quan có thể được những người đứng đầu lĩnh vực tài chính trên toàn cầu tập trung thảo luận tại các hội nghị của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới sẽ diễn ra tại Morocco trong tuần này. Xung đột khiến các ngân hàng trung ương đứng trước tình thế tiến thoái lưỡng nan, khi có thể gây thêm sức ép lạm phát, do Trung Đông khi chỉ là nơi tập trung các nước sản xuất dầu mỏ lớn như Iran và Saudi Arabia mà còn là nơi có các tuyến vận tải biển quan trọng qua vịnh Suez, cũng như làm giảm sút lòng tin vào nền kinh tế. Các quan chức Fed đã chỉ ra việc giá năng lượng cao gần đây là rủi ro đối với triển vọng có thể từng bước kiểm soát lạm phát cũng như tránh nguy cơ suy thoái của kinh tế Mỹ nếu không có các cú sốc bất ngờ từ bên ngoài. Nhà kinh tế trưởng tại III Capital Management, Karim Basta, nhận định xung đột có thể khiến giá dầu tăng, gây rủi ro đối với cả lạm phát và triển vọng tăng trưởng, buộc Fed phải cân nhắc liệu giá cả tăng hay tăng trưởng chậm lại sẽ là lo ngại lớn hơn. Ông Carl Tannenbaum nhấn mạnh, thị trường cũng sẽ quan tâm đến diễn biến của tình hình. Đối với khu vực Trung Đông đã trải qua nhiều thập niên không ổn định, liệu cuộc xung đột lần này có diễn biến theo một phương thức hay không. Câu hỏi đặt ra là liệu cuộc xung đột lần này có dẫn đến sự mất cân bằng dài hạn hay không? Trong khi đó, IMF ngày 8/10 cho biết sẽ theo dõi sát sao diễn biến tại Israel và dải Gaza. Tuy nhiên, người phát ngôn của IMF nhấn mạnh, hiện nay vẫn còn quá sớm để đánh giá hậu quả kinh tế do cuộc xung đột này gây nên. và cho rằng còn quá sớm để đánh giá về các tác động kinh tế./. Nguồn: Fireant 
Bất chấp thị trường hồi phục, khối ngoại vẫn mạnh tay bán ròng hơn 700 tỷ đồng trong phiên đầu tuần
Bất chấp thị trường hồi phục, khối ngoại vẫn mạnh tay bán ròng hơn 700 tỷ đồng trong phiên đầu tuần
Tiếp nối đà hồi phục, VN-Index ghi nhận diễn biến khởi sắc trong phiên giao dịch đầu tuần. Nỗ lực kéo trụ giúp thị trường đóng cửa phiên 9/10 với mức tăng hơn 7,45 điểm để lên 1.135 điểm. Giao dịch khối ngoại lại kém phần tích cực trong phiên thị trường khởi sắc khi họ bán ròng mạnh tay 716 tỷ đồng trên toàn thị trường. Trên HOSE, khối ngoại bán ròng với giá trị xấp xỉ 710 tỷ đồng Tại chiều mua, NVL được mua ròng mạnh nhất với giá trị 14 tỷ đồng. Bên cạnh đó, HPG xếp tiếp theo danh sách mua ròng mạnh trên HoSE với 6,6 tỷ đồng. Ngoài ra, khối ngoại cũng mua ròng KDH với giá trị là 6 tỷ đồng. Ngược lại, chứng chỉ quỹ FUEVFVND chịu áp lực bán mạnh nhất của khối ngoại với giá trị 152 tỷ đồng. Theo sau VIC, POW bị bán khoảng 87 và 70 tỷ đồng mỗi mã. Trên HNX, khối ngoại mua ròng 1,5 tỷ đồng Tại chiều mua, IDC được mua ròng mạnh nhất với giá trị 10 tỷ đồng. Bên cạnh đó, PVS xếp tiếp theo danh sách mua ròng mạnh trên HNX với 2 tỷ đồng. Ngoài ra, khối ngoại cũng và BVS mua ròng với giá trị là 0,6 tỷ đồng. Ngược lại, TNG là mã chứng khoán chịu áp lực bán ròng của khối ngoại với giá trị 6 tỷ đồng; theo sau DTD bị bán khoảng 4 tỷ đồng. Trên UPCOM, khối ngoại bán ròng gần 8 tỷ đồng Chiều mua, cổ phiếu ACV hôm nay được khối ngoại mua 1 tỷ đồng, tương tự, LTG, QNS, cũng đồng loạt mua ròng mỗi cổ phiếu từ vài tỷ đồng. MPC hôm nay bị khối ngoại bán ròng mạnh khoảng gần 5,7 tỷ đồng; ngoài ra họ cũng bán ròng tại VEA, VGG, GDA,...
Tiền ảo không phải là tài sản, nhà đầu tư cần tỉnh táo tránh “sập bẫy”
Tiền ảo không phải là tài sản, nhà đầu tư cần tỉnh táo tránh “sập bẫy”
Nhiều nhà đầu tư bị “sập bẫy” do đầu tư vào tiền ảo Theo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN), thời gian qua, xảy ra hiện tượng một số tổ chức, cá nhân đặt biển tên công ty chứng khoán khi chưa được cấp phép, tổ chức vận hành các ứng dụng, sàn giao dịch chứng khoán trái phép. Thông qua mạng xã hội, các tổ chức, cá nhân kêu gọi nhà đầu tư mở tài khoản, gửi tiền vào các ví điện tử, đầu tư vào các loại tiền mã hóa, tiền ảo như đồng Pi, USDT, BUSD… trên các sàn giao dịch chứng khoán không phải do Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và công ty con tổ chức, vận hành. Các loại tiền kỹ thuật số không phải là chứng khoán và việc mua bán các loại tiền kỹ thuật số này của nhà đầu tư chưa được pháp luật quy định (Ảnh minh họa: KT) Trong đó, có một số sàn tự đặt tên như Gate.io, GoldFinger Finance, Vietdiamondstocks, bawallet9.com, Londonex.com, ZenoMarkets.com, CHMarkets.com, JASS.com, DEXDN.com, LPL.com, TradeTime.com... Sau một thời gian, nhà đầu tư tham gia nhưng không rút được tiền, hoặc tài khoản đầu tư bị thua lỗ nghiêm trọng, nhà đầu tư mới phát hiện có hành vi lừa đảo. UBCKNN khẳng định, hệ thống pháp luật Việt Nam chưa có văn bản quy phạm pháp luật quy định về các dạng tài sản số, tiền mã hóa. Theo đó, các loại tiền kỹ thuật số không phải là chứng khoán và việc mua bán các loại tiền kỹ thuật số nêu trên của nhà đầu tư chưa được pháp luật quy định. Thực tế, dù được cảnh báo nhiều lần nhưng thời gian qua, các sàn trên vẫn phát triển mạnh mẽ, thu hút người chơi, có nhiều người dân bị mắc bẫy, khiến hàng tỷ đồng đầu tư bị mất trắng. Theo TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia kinh tế, có nhiều nguyên nhân khiến các sàn giao dịch tiền ảo dù được cảnh bảo tỷ lệ rủi ro cao vẫn phát triển mạnh mẽ, thu hút người chơi. Trong đó, hai lý do chủ yếu là lòng tham và tâm lý được mất của nhà đầu tư. “Thị trường tiền ảo hay chứng khoán quốc tế rất nhạy cảm với các thông tin và biến động giá cũng rất mạnh. Nhà đầu tư nếu chỉ nhìn vào tỷ suất lợi nhuận qua các đợt tăng giá "dựng đứng" rất dễ bị hấp dẫn”, TS. Nguyễn Trí Hiếu cho hay. Theo TS. Hiếu, ham muốn kiếm lợi nhuận nhanh chóng là một yếu tố quan trọng đẩy mạnh sự phát triển của các sàn giao dịch tiền ảo. Người chơi thường bị lôi cuốn bởi cơ hội kiếm tiền nhanh và dễ dàng thông qua giao dịch tiền ảo: “Một số nhà đầu tư thị trường tiền ảo mang tâm lý của người đánh bạc. Những người này cho rằng họ có thể may mắn và kiếm được nhiều hơn số vốn ban đầu. Điều này có thể dẫn đến quyết định đầu tư dựa trên cảm xúc thay vì dựa trên nghiên cứu, phân tích cơ bản nên rủi ro cao”. Để hạn chế rủi ro, ông Hiếu cho rằng, người chơi cần phải duy trì sự tỉnh táo và trách nhiệm trong việc đầu tư. Nên kiểm tra kỹ lưỡng các dự án và cơ hội đầu tư, không để lòng tham chi phối quyết định của mình. Pháp luật Việt Nam chưa công nhận tiền ảo là tài sản Thông tin thêm về vấn đề này, ông Hoàng Văn Thu, Phó Chủ tịch UBCKNN cho biết, Bộ Tài chính được Chính phủ giao nhiệm vụ nghiên cứu lĩnh vực tiền ảo và UBCKNN là đơn vị được giao nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành nghiên cứu xây dựng quy chế về loại hình tài sản này. Hiện UBCKNN đã lấy ý kiến của các Bộ, ngành, đặc biệt là ý kiến của Bộ Tư pháp. Đến thời điểm này, Bộ Tài chính đã nhận được ý kiến của các bộ, ngành, nhưng về cơ bản, các ý kiến đều chưa làm rõ được phương pháp nghiên cứu, cơ chế tiếp cận để xây dựng khung pháp luật về tiền ảo. “Đây là lĩnh vực mới tại Việt Nam; đồng thời, cũng tương đối nhạy cảm so với các hoạt động quản lý kinh tế xã hội khác, đặc biệt các hoạt động phòng chống tội phạm, đòi hỏi phương pháp nghiên cứu phải hết sức thận trọng. Sau khi lấy ý kiến của các bộ, ngành, UBCKNN sẽ báo cáo Bộ để báo cáo Thủ tướng Chính phủ về kết quả và đề xuất thành lập Tổ công tác liên ngành. Trong phạm vi nghiên cứu của Bộ Tài chính, chúng tôi rất khó xây dựng được khung pháp luật đảm bảo tròn trịa các góc cạnh của vấn đề”, ông Hoàng Văn Thu cho biết. Việc xác định phạm vi, nội hàm của tiền ảo, tài sản ảo đang được các chuyên gia chứng khoán nhận định, chưa có khái niệm chính thức. Do vậy, việc lập Tổ công tác liên ngành là để nghiên cứu tiếp cận các thông lệ quốc tế, các kinh nghiệm của các nước trên thế giới để áp dụng vào thực tế của Việt Nam một cách phù hợp. Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi Theo lãnh đạo UBCKNN, hiện đơn vị đang liên hệ, trao đổi với một sàn giao dịch tiền ảo lớn trên thế giới hiện đang có hơn 200 danh mục tiền ảo, tài sản ảo…Tuy nhiên, để định hướng xây dựng sàn giao dịch này cho thị trường Việt Nam thì chỉ có sàn giao dịch chứng khoán là không đủ. Theo đó, đòi hỏi phải tổng hợp ý kiến của các bộ, ngành để có cách thức phù hợp với đặc điểm kinh tế của từng loại tài sản ảo…, muốn vậy cần có kết quả nghiên cứu của Tổ công tác liên ngành. Còn theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi, tiền ảo không phải vấn đề mới nhưng là vấn đề khó, có nhiều rủi ro, đòi hỏi phải có đánh giá toàn diện. Nhiều trên thế giới đã công nhận tiền ảo, tài sản ảo và đã cho giao dịch, nhưng theo lãnh đạo Bộ Tài chính, đây là vấn đề khó và phức tạp vì hệ thống pháp luật của Việt Nam vẫn chưa công nhận đó là tài sản. “Nhiều trên thế giới đã công nhận tiền ảo, tài sản ảo và đã cho giao dịch, nhưng đây là vấn đề khó và phức tạp, vì hiện nay hệ thống pháp luật của chúng ta chưa công nhận đó là tài sản. Muốn được giao dịch thì phải là tài sản, từ đó mới lập sàn giao dịch, tổ chức giao dịch, đưa ra các quy định pháp lý…, do vậy, chúng ta còn nhiều bước nghiên cứu kỹ lưỡng, đối với loại hình tài sản này”, Thứ trưởng Nguyễn Đức Chi nói. Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính, thực tế cho thấy, thời gian qua, nhiều trường hợp tham gia vào hoạt động này dẫn đến rủi ro. Cơ quan quản lý nhà nước trong đó có Bộ Tài chính, UBCKNN đã cảnh báo nhiều lần về vấn đề này. Bản thân Bộ Tài chính cũng đã trao đổi cụ thể với các cơ quan bảo vệ pháp luật về vấn đề này. “Cùng với việc kiến nghị thành lập Tổ công tác liên ngành, Bộ Tài chính sẽ tích cực, chủ động hơn nữa, có những đánh giá đối với loại hình tài sản này để tham mưu cho các cấp có thẩm quyền để có khung pháp lý chặt chẽ, đầy đủ, tổ chức quản lý chặt chẽ để quản lý hiệu quả an toàn, bền vững”, Thứ trưởng Nguyễn Đức Chi nhấn mạnh. Diệp Diệp/VOV.VN
Cảng biển tiếp tục đón tin vui
Cảng biển tiếp tục đón tin vui
  Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong 9 tháng đầu năm 2023, vận chuyển hành khách bằng đường biển đạt 9,2 triệu lượt vận chuyển, tăng 42,8% so với cùng kỳ năm trước. Đáng chú ý, trong tổng số 8,9 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam 9 tháng đầu năm 2023 thì số lượt khách quốc tế đến bằng phương tiện đường biển đạt 64 nghìn lượt người, gấp 129,6 lần so vời cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, thống kê riêng của Cục Hàng hải Việt Nam cũng ghi nhận những tín hiệu rất tích cực về vận tải qua các cảng biển. Theo đó, trong 8 tháng năm 2023, tổng hành khách thông qua cảng biển Việt Nam đạt 5,81 triệu lượt khách, tăng 12% so với cùng kỳ năm 2022. Tổng hành khách thông qua bằng tàu biển nước ngoài đạt 167,4 nghìn lượt. Một trong những cảng biển đón nhiều khách quốc tế nhất là cảng Đà Nẵng. Trong 9 tháng năm 2023, cảng này đã đón 19 lượt tàu khách quốc tế với 19.500 hành khách và thuyền viên đa quốc tịch cập Cảng Tiên Sa. Đại diện cảng cho biết, dự kiến từ nay đến cuối năm 2023, cảng sẽ đón thêm 11 chuyến tàu du lịch biển quốc tế với hơn 10.000 khách và thuyền viên. Đây sẽ là động lực rất lớn cho địa phương phát triển du lịch. Không chỉ ghi nhận lượng khách quốc tế qua các cảng biển tăng mạnh mà năm 2023, cảng biển nước ta cũng đón nhiều tàu lớn và nổi tiếng trên thế giới. Đặc biệt, đầu tháng 10/2023 vừa qua, tàu Resorts World One (quốc tịch Bahamas) vừa chở theo hơn 1.500 du khách du lịch đến từ Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Hong Kong (Trung Quốc), Thái Lan, Singapore... đã cập cảng biển Nha Trang (Khánh Hòa).  Tàu Resorts World One là thành viên mới nhất của đội tàu Resorts World Cruises, một thương hiệu tàu biển năm sao. Tàu có tổng trọng tải là 75.338 tấn, dài 268m, rộng gần 32m, có 928 phòng nghỉ sang trọng, đủ sức phục vụ gần 1.900 khách. Trong chuyến hành trình lần này, ngoài Nha Trang, tàu du lịch Resorts World One còn ghé một như Cảng Tiên Sa (Đà Nẵng)... Đây là lần thứ hai tàu Resorts World One đưa khách du lịch tới Việt Nam. Trước đó hồi tháng 3, tàu du lịch này đã cập nhiều cảng biển của Việt Nam như Bà Rịa - Vũng Tàu, Đà Nẵng. Nguồn: Fireant